Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?

bởi ThuHa
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào?

“Xin chào luật sư. Tôi muốn tặng cho con gái một mảnh đất thì có được không? Trường hợp nào bị cấm chuyển nhượng, tặng cho đất đai? Theo quy định pháp luật hiện nay, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các trường hợp bị cấm chuyển nhượng, tặng cho đất đai

Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định 04 trường hợp không được (cấm) nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Bao gồm các trường hợp sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được phép chuyển nhượng, tặng cho đất đai.

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực là hợp đồng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Các trường hợp sau đây làm cho hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu. Cụ thể:

Một là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Như vậy, khi hợp đồng tặng cho có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì hợp đồng này vô hiệu.

Hai là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập hợp đồng tặng cho một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng tặng cho giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp này hợp đồng tặng cho cũng vô hiệu theo quy định pháp luật.

Ba là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Khi hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng tặng cho do những người này ký kết cũng sẽ vô hiệu, không có giá trị pháp lý.

Bốn là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do bị nhầm lẫn

  • Trường hợp hợp đồng tặng cho được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng này vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Hợp đồng tặng cho được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng tặng cho vẫn đạt được.

Năm là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

  • Khi một bên tham gia hợp đồng tặng chodo bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho đó là vô hiệu.
  • Lừa dối trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập giao dịch đó.
  • Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Sáu là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho đó là vô hiệu.

Bảy là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Hợp đồng tặng cho vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu. Trừ trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng tặng cho đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
  • Hợp đồng tặng cho đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Tám là, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

  • Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
  • Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
  • Quy định trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giá đền bù tài sản trên đất; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?

Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.

Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi tặng cho đất cần chuẩn bị những gì?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ địa chính thì người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Đã được công chứng tại văn phòng công chứng thành phố, tỉnh nơi có bất động sản).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người tặng cho và người nhận quyền sử dụng đất như giấy khai sinh, hộ khẩu…

Thời gian đăng ký biến động đất đai là bao nhiêu ngày từ ngày tặng cho quyền sử dụng đất?

Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm