Xin chào Luật sư X. Tôi chuẩn bị đăng ký kết hôn. Giữa tôi và chồng tôi muốn có một bản hợp đồng trước khi kết hôn, giống như hợp đồng tiền hôn nhân của các nước ngoài. Vậy xin luật sư cho tôi biết thông tin về hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam là gì? Hợp đồng tiền hôn nhân có ý nghĩa như thế nào đối với hai vợ chồng. Tôi rất muốn luật sư cho tôi biết về những vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về Hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam là gì? như sau:
Nội dung tư vấn
Hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hướng đến nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có khái niệm về hợp đồng hôn nhân hay hợp đồng tiền hôn nhân. Hợp đồng tiền hôn nhân chỉ là cách gọi thông thường, mang tính quy ước của văn bản thỏa thuận về tài sản.
Do vậy, có thể hiểu Hợp đồng tiền hôn nhân là văn bản thỏa thuận của cặp đôi nam nữ được lập trước khi kết hôn, có nội dung quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân.
Đặc điểm của hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam
Hợp đồng tiền hôn nhân có những đặc điểm sau:
- Thời điểm lập hợp đồng tiền hôn nhân là trước khi nam, nữ đăng ký kết hôn và chỉ có hiệu lực khi hai bên trở thành vợ, chồng
- Hình thức hợp đồng tiền hôn nhân phải bằng văn bản và phải tiến hành công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của vợ, chồng.
- Nội dung của hợp đồng là những thỏa thuận liên quan đến tài sản không bao gồm các thỏa thuận liên quan đến quyền nhân thân của vợ, chồng.
Nội dung của hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì để thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận nên nội dung cơ bản của thỏa thuận về tài sản bao gồm;
- Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng
- Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình
- Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản
- Nội dung khác có liên quan
Khi thực hiện tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về tài sản. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi nào?
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
Trong những trường hợp sau đây, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu:
- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
- Vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
- Vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
- Vi phạm giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng
- Vi phạm giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Các bên vợ chồng hoàn toàn có thể dựa vào quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng tiền hôn nhân, như vậy cũng giúp cho các bên tránh được tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Ý nghĩa của hợp đồng tiền hôn nhân là gì?
- Trước hết hợp đồng tiền hôn nhân là sự thỏa thuận của các bên nam nữ về các quyền, nghĩa vụ với nhau, đây là quy định hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo cũng như đề cao quyền lợi cá nhân của vợ, chồng.
- Khi hai bên ký hợp đồng tiền hôn nhân, các cặp đôi sẽ thỏa thuận để phân định rõ ràng tài sản của mỗi người, tài sản chung- tài sản riêng, bên cạnh đó các thỏa thuận về những khoản nợ cũng như việc xử lý tài sản chung khi xảy ra ly hôn. Qua đó bảo vệ tối đa được lợi ích tài chính cho mỗi người. Hợp đồng tiền hôn nhân là cơ sở để các cá nhân thực hiện các quyền sở hữu cá nhân đối với các tài sản của mình một cách tự do mà không bị ràng buộc mà vẫn đảm bảo được lợi ích chung của gia đình.
- Hợp đồng tiền hôn nhân giúp giảm được các tranh chấp không đáng có khi xảy ra ly hôn, đây cũng là cơ sở để Tòa án có thể giải quyết các vụ án ly hôn môt cách nhanh chóng, công bằng, tránh việc đi lại nhiều, bởi trong hợp đồng tiền hôn nhân các bên đã có sự thỏa thuận rõ về các quyền và nghĩa vụ các bên.
- Hợp đồng tiền hôn nhân còn là tiền đề, là động lực cho hai bên vợ chồng trong hoạt động kinh doanh của mình, tự chủ tài chính nhằm tránh những rủi ro có thể xảy đến ảnh hưởng đến kinh tế chung của gia đình
- Không chỉ có ý nghĩa đối với vợ, chồng mà hợp đồng tiền hôn nhân còn có ý nghĩa đối với bên thứ ba, nhằm giúp bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba và những người liên quan về các chế độ về tài sản của vợ chồng khi vợ, chồng có tham gia giao dịch dân sự với bên thứ ba.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam là gì?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc; tách sổ đỏ để bán đất; thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; chia đất khi ly hôn; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; hoặc muốn biết thêm về giá đất đền bù giải tỏa,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể liên quan đến thuật ngữ “Hợp đồng tiền hôn nhân”. Tuy vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam đã có quy định về việc phân chia tài sản theo thỏa thuận và chăm sóc con cái sau ly hôn. Theo đó, các bên có quyền thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn, với điều kiện, phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình và các quy định pháp luật khác. Ví dụ, thỏa thuận về tài sản có đăng ký quyền sở hữu phải được công chứng, chứng thực, người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cho con,…
Do đó, dù không định nghĩa về hợp đồng tiền hôn nhân, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép các bên tự do thỏa thuận và ký kết hợp đồng này, miễn là các thỏa thuận này không trái với các quy định pháp luật Việt Nam
Để thỏa thuận tiền hôn nhân có hiệu lực, các bạn cần lưu ý tuân thủ các quy định sau:
– Hợp đồng phải được xác lập trước khi kết hôn.
– Phải được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Phòng công chứng, Ủy ban nhân dân…).
– Phải có đầy đủ các điều khoản cơ bản theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 15 Nghị định 126/2014 của Chính phủ bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác có liên quan.
– Nội dung hợp đồng phải phù hợp với các nguyên tắc, quy định về điều kiện có hiệu lực tại Điều 3, Điều 117, Điều 118… của Bộ luật Dân sự; không vi phạm Điều 29, 30, 31, 32 Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan; không trái đạo đức xã hội.
Thời điểm lập hợp đồng tiền hôn nhân là trước khi nam, nữ đăng ký kết hôn và chỉ có hiệu lực khi hai bên trở thành vợ, chồng.