Trong quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều tranh chấp không đáng có xảy ra. Chính vì vậy để xác thực được hợp đồng là có thật, những thông tin ghi trên hợp đồng là những thông tin xác thực thì người làm hợp đồng cần phải công chứng và chứng thực. Một trong số hợp đồng mà chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ngày hôm nay là hợp đồng xây dựng. Vậy sau đây chúng ta hãy cùng LSX đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hợp đồng xây dựng để có thể trả lời cho câu hỏi “Hợp đồng xây dựng có cần công chứng không?” nhé!
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng xây dựng?
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Hợp đồng xây dựng gồm những nội dung gì?
Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác.
Tuy nhiên đối với mỗi loại hợp đồng sẽ có những nội dung bắt buộc riêng. Vậy có những loại hợp đồng xây dựng nào?
– Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
- Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ;
- Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ;
- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình;
- Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
- Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công;
- Các loại hợp đồng xây dựng khác.
– Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
- Hợp đồng trọn gói;
- Hợp đồng theo đơn giá cố định;
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
- Hợp đồng theo thời gian;
- Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.
– Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
- Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
- Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
- Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
- Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.
Hợp đồng xây dựng có cần công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Trường hợp chủ sở hữu công trình xây dựng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, phải có văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên không bắt buộc phải công chứng chứng thực những khuyến nghị thực hiện để hoàn thiện cấp Giấy chứng nhận. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng xây dựng không bắt buộc phải công chứng.
Hồ sơ công chứng được quy định như sau:
- Hồ sơ công chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.
- Hồ sơ công chứng phải được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổ công chứng.
Các bên hợp đồng có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp sau:
- Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết;
- Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán.
Bên giao thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau:
- Bên nhận thầu bị phá sản hoặc giải thể;
- Bên nhận thầu từ chối hoặc liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.
Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:
- Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể;
- Do lỗi của bên giao thầu dẫn tới công việc bị dừng liên tục vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trước khi một bên tạm dừng, chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng, chấm dứt hợp đồng; trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng xây dựng có cần công chứng” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng với những nội dung liên quan đến hợp đồng xây dựng được đề cập trong bài viết trên đã cung cấp được thông tin hữu ích cho mọi người. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm
- Giấy cam kết thỏa thuận không tranh chấp ranh giới
- Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản hộ gia đình
- Xe biển trắng có đăng kiểm kinh doanh được không?
- Chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng
Câu hỏi thường gặp
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
– Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
– Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
– Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
– Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
– Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
– Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.