Năm 2023, chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng?

bởi Thanh Loan
Năm 2023, chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Hiện nay, chỉ định thầu ngắn hạn là một trong những phương thức lựa chọn nhà thầu phổ biến và được nhiều người quan tâm do quy trình lựa chọn nhà thầu rất đơn giản, thời gian thực hiện ngắn. Do đó, nhiều nhà đầu tư muốn sử dụng hình thức này để quảng bá gói chào bán của mình và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Vậy việc chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng hay không? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để tìm hiểu quy định về việc chỉ định thầu rút gọn nhé!

Chỉ định thầu rút gọn là gì?

Chỉ định thầu rút gọn được hiểu là một hình thức được dùng để lựa chọn nhà thầu được quy định cụ thể trong Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019. Hình thức này thường được lựa chọn áp dụng do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn được áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu hoặc dự án và làm giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư

Hình thức chỉ định thầu rút gọn được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT về áp dụng hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh và các mẫu hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá, dự thảo hợp đồng. Theo đó, chỉ định thầu rút gọn được áp dụng đối với các gói thầu được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019, cụ thể là:

  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;
  • Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
  • Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách,
  • Gói thầu có giá gói thầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Nói tóm lại, chỉ định thầu rút gọn chính là hình thức chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu để thực hiện những gói thầu của mình về mua sắm hàng hóa hoặc thực hiện việc thi công trong trường hợp khẩn trương, cấp bách liên quan đến các vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, hoặc các gói thầu bí mật của quốc gia, gói thầu khoa học mang tính chất bí mật hoặc gói thầu tư vấn đặc biệt.

Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu rút gọn

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019 và điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC thì việc chỉ định thầu rút gọn được áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

  • Những gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề.
  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng.
  • Những gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước.
  • Gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC, chỉ định thầu rút gọn còn được áp dụng đối với Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về Hạn mức chỉ định thầu như sau:

  • Những gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công: không quá 500 triệu đồng.
  • Gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên: không quá 100 triệu đồng.
  • Các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công: không quá 1 tỷ đồng.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về chỉ định thầu thì thời gian thực hiện chỉ định thầu rút gọn kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu của tổ chức đến ngày ký kết hợp đồng không được quá 45 ngày. Trường hợp những gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian không được quá 90 ngày.

Năm 2023, chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Năm 2023, chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Năm 2023, chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

Căn cứ Điều 66 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn.

Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với:

Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Cung cấp một hoặc một số hoạt động bao gồm:

  • Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
  • Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
  • Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  • Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định;
  • Giám sát;
  • Quản lý dự án;
  • Thu xếp tài chính;
  • Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;
  • Các dịch vụ tư vấn khác.

Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện. Mà tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự tham gia thực hiện của cộng đồng. Cụ thể, cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

  • Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Khi nào bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả?

Cũng theo quy định trên, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% – 10% giá trúng thầu (căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu).

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Đặc biệt, nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

  • Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
  • Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023, chỉ định thầu rút gọn có cần bảo đảm thực hiện hợp đồng?” hoặc các dịch vụ khác như là Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường găp:

Chỉ định thầu rút gọn có phải đăng lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 quy định thông tin đấu thầu như sau: “Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;”
Như vậy, gói thầu nào cũng phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu – kể cả chỉ định thầu rút gọn. Vậy nên, cho dù gói thầu đó được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn cũng phải được đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo yêu cầu.

Thời gian chỉ định thầu rút gọn trong bao lâu?

Thời gian thực hiện chỉ định thầu rút gọn kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu của tổ chức đến ngày ký kết hợp đồng không được quá 45 ngày. Đối với những gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian không được quá 90 ngày.

Chỉ định thầu rút gọn có cần thành lập tổ chuyên gia không?

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định dựa trên cơ sở kết quả thương thảo của hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp sẽ có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và thực hiện việc ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.
Vậy nên, việc ký kết hợp đồng sẽ được duyệt và thực hiện theo thẩm quyền của các chủ thể liên quan bao gồm: Cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu, chủ đầu tư mà không cần phải lập tổ chuyên gian khi thực hiện chỉ định thầu rút gọn. Vậy nên, không cần phải thành lập tổ chuyên gian đối với hình thức thực hiện chỉ định thầu rút gọn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm