Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

bởi Mạnh
Chào hàng cạnh tranh rút gọn

Chào hàng cạnh tranh rút gọn, đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong đấu thầu. Chào hàng cạnh tranh đây là hình thức mời thầu phổ biến; đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa hiện nay. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về chào hàng cạnh tranh rút gọn là gì; cũng như quy trình và điều kiện chào hàng.

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thế nào là chào hàng cạnh tranh rút gọn qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

Chào hàng cạnh tranh rút gọn

Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức đấu thầu; được áp dụng đối với những gói thầu có hạn mức được quy định bởi pháp Luật đấu thầu; Đây là một trong các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng.  Các hình thức đấu thầu có thể bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi
  • Đấu thầu hạn chế
  • Chỉ định thầu
  • Chào hàng cạnh tranh
  • Mua sắm trực tiếp
  • Tự thực hiện
  • Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
  • Tham gia thự chiện của cộng đồng
Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn
Chào hàng cạnh tranh rút gọn

Chào hàng cạnh tranh rút gọn được hiểu là; phương thức được thực hiện với gói thầu có hạn mức theo quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP, cụ thể:

  • Tối đa 500 triệu đồng áp dụng với gói thầu của các hoạt động logistics; bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt mà không thuộc về xây dựng, lắp đặt, nghiệp thu chạy thử; tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ…
  • Tối đa 01 tỷ đồng áp dụng với gói thầu mua bán hàng hóa thường xuyên được sử dụng; phổ biến trên thị trường và tương đương nhau về đặc tính, tiêu chuẩn và chất lượng.
  • Tối đa 20 triệu đồng đối với gói thầu mua hàng hóa thường xuyên.

Điều kiện chào hàng cạnh tranh rút gọn

Chào hàng cạnh tranh được quy định tại Điều 23 Luật đấu thầu 2013, cụ thể như sau:

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu”.

Và tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh như sau:

“1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại; Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.

2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại; Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng; gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật đấu thầu  có giá trị không quá 01 tỷ đồng; gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.”

Như vậy tổng hợp lại các quy định trên có thể hiểu điều kiện để áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn là:

  • Là gói thầu thuộc 03 loại theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật đấu thầu 2013.
  • Nếu là gói thầy quy định tại Điểm b và Điểm C Khoản 1 Điều 23 thì phải có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được quy định chi tiết tại Điều 59 Nghị định 63/2015/NĐ-CP. Cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:

  • Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;
  • Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.

Bước 2. Nộp và tiếp nhận báo giá:

  • Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax;
  • Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

Bước 3. Đánh giá các báo giá:

  • Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;
  • Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.

Bước 4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

  • Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Bước 5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

  • Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Bước 6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:

  • Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
  • Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
  • Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn

Hồ sơ chào hàng cạnh tranh phải tuân thủ đúng so với quy định của pháp luật về nội dung và hình thức. Trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết và thỏa thuận; không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.

Mời bạn tham khảo mẫu chào hàng cạnh tranh rút gọn sau:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Chào hàng cạnh tranh rút gọn không qua mạng

Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư là các đơn vị sự nghiệp hoạt động hàng năm phải thực hiện chào hàng theo quy định Luật Đấu thầu, Chào hàng cạnh tranh rút gọn không qua mạng có thể hiểu là các hình thức chào hàng khác không qua mạng.

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được quy định tại Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như trên đã phân tích.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chào hàng cạnh tranh rút gọn″. chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức trên có thể có ích đối với bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, thành lập công ty, mã số thuế cá nhân,… Mời quý khách hàng liên hệ đến Luật sư X qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện được chào hàng cạnh tranh?

Khoản 2 Điều 23 Luật đấu thầu quy định; chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
– Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Các hình thức chào hàng cạnh tranh?

Căn cứ Điều 23 Luật đấu thầu và Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. hiện nay có hai hình thức chào hàng cạnh tranh đó là :
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường
– Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn

Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn là:
Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm