Vi phạm quy định về đấu giá tài sản có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

bởi VanAnh
Vi phạm quy định về đấu giá tài sản có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù

Ngày 9/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản” xảy ra trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. Cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y dược Vimedimex và 7 người khác để điều tra về cùng hành vi trên. Cơ quan điều tra xác định hành vi của các bị can đã gây thiệt hại tài sản Nhà nước khoảng 200 tỷ đồng.” Vậy Vi phạm quy định về đấu giá tài sản có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Vi phạm quy định về đấu giá tài sản; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản; được quy định tại Điều 218 Bộ Luật hình sự 2015

Đấu giá tài sản là gì?

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ 2 người trở lên tham gia đấu giá.

Bán đấu giá tài sản là gì?

Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai; để cho nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá; phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Khoản tiền này nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá; hoặc không mua tài sản thì số tiền này không được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá nhưng không mua được thì được nhận lại số tiền lệ phí mà mình đã đóng.

Khi tham gia đấu giá tài sản; người nào trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn giá khởi điểm; thì cuộc bán đấu giá xem như không thành và sẽ được tổ chức lại.

Thông qua hình thức này; quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất; còn người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp; các quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng 1 cách nhanh chóng.

Cấu thành tội phạm của Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản là người từ đủ 16 tuổi người; có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ; bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Tội vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản quy định về hoạt động đấu giá tài sản xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản.

 Mặt chủ quan của tội phạm                    

Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý; có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép; nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này vì vụ lợi.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm; gồm 03 hành vi được liệt kê cụ thể tại Khoản 1 Điều 218 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá là hành vi làm giả thông tin về người đăng kí mua tài sản đấu giá; thực chất có thể không có ai đăng kí mua; hoặc số người đăng kí mua ít hơn số lượng trong danh sách.

  • Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;

Lập hồ sơ khống; hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản là hành vi của người không được tham gia đấu giá theo quy định của Luật đấu giá năm 2016; nhưng tại ra hồ sư đủ điều kiện để tham gia đấu giá

  • Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá; có thể diễn ra giữ những người cũng tham gia đấu giá với nhau; giữa người bán tài sản đấu giá với người tham gia đấu giá hoặc giữa người tham gia đấu giá với người; tổ chức thực hiện việc đấu giá tài sản.

Hậu quả

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Người thực hiện hành vi khách quan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng trở lên xảy ra. Nếu hậu quả thấp hơn mức quy định trên, người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Vi phạm quy định về đấu giá tài sản có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Điều 218 Bộ luật Hình sự quy định Khung hình phạt đối cá nhân như sau:

Khung 1

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;

c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Khung 2

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho người khác 300.000.000 đồng trở lên;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Hình phạt bổ sung: 

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy Vi phạm quy định về đấu giá tài sản là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; mức phạt tù cao nhất đến 5 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Tên đây là nội dung tư vấn về; “Vi phạm quy định về đấu giá tài sản có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?” . Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Công ty đấu giá bị chấm dứt hoạt động khi nào?

Doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: Giải thể; Hợp nhất, bị sáp nhập; phá sản; bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là một đề nghị giá (thường có tính cạnh tranh) do một cá nhân hoặc doanh nghiệp đặt ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc một nhu cầu rằng một cái gì đó được thực hiện. … Trong bối cảnh mua sắm của công ty hoặc chính phủ; giá chào bán mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân sẵn sàng bán cũng được gọi là giá thầu

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài; được thể hiện dưới dạng: bản điện tử, văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm