Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Quỳnh Anh, hiện đang là công nhân của một công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, tôi muốn xin nghỉ việc nơi đây, với lý do là về quê gần cha mẹ hơn để tìm việc. Trước đây công ty có đã đóng BHXH cho tôi. Sau khi nghỉ việc thì tôi cần phải chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi không biết rằng có thể chốt sổ BHXH qua mạng được không? Nếu có thì rất mong Luật sư có thể cung cấp thông tin về việc hướng dẫn chốt sổ BHXH qua mạng năm 2023? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LSX. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để có giải đáp với thắc mắc của mình nhé!
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội?
NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
– NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
– NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
Thủ tục chốt sổ BHXH trực tiếp như thế nào?
Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động bao gồm 2 bước: báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động.
Trong mỗi bước, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ khác nhau. Cụ thể: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ báo giảm lao động qua internet (nếu không đính kèm thẻ BHYT còn hạn), qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 1: Báo giảm lao động
Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm:
– Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người);
Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia.
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS);
Hiện nay, thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Hướng dẫn chốt sổ BHXH qua mạng năm 2023?
Tương tự như chốt BHXH trực tiếp thì thủ tục chốt BHXH qua mạng cũng bao gồm 2 bước
Bước 1: Thủ tục báo giảm BHXH, BHYT, BHTN
a. Thành phần hồ sơ:
- Phiếu giao nhận hồ sơ
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu DO2-TS);
- hẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/ người).
b. Nơi nôp: Cơ quan BHXH Quận, huyện nơi đơn vị đặt trụ sở chính
c. Trình tự thực hiện:
- Điền đầy đủ thông tin lao động theo mẫu (DO2-TS);
- Ký và nộp hồ sơ bão giảm qua phần mềm điện tử bằng chữ ký điện tử
- Nhận thông báo kết quả báo giảm lao dong thành công từ cơ quan BHXH;
- Lập hồ sơ cam kết trả thẻ BHYT của người lao động và gửi qua đường bưu điện đến cơ quan BHXH
+ Hồ sơ bao gồm : Thẻ BHYT + Cam kết trả thẻ + Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ BHXH
Bước 2: Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động
a. Thành phần hồ sơ:
- Mẫu D01b-TS;
- Sổ BHXH cua người lao động;
- Tờ rời sổ BHXH cua người lao động;
- Quyết định/ Thông báo chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
b. Nơi nộp: Cơ quan BHXH Quận, Huyện nơi đơn vị đặt trụ sở chính
c. Trình tự thực hiện:
- Lập bảng kê hồ sơ gửi cơ quan BHXH (Mẫu 01) kèm theo thành phần hồ sơ đã lập và gửi qua đường bưu điện đến cơ quan BHXH
- Nhận kết quả xác nhận quá trình tham gia BHXH từ cơ quan BHXH
- Trả sổ BHXH cho người lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm những gì?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn chốt sổ BHXH qua mạng năm 2023?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan như dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ thì NLĐ phải có đủ 20 năm đóng BHXH mới đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.
Trường hợp nghỉ ngang trái luật thì không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp. Nhưng quyền lợi về BHXH của vẫn được bảo đảm. Về sổ BHXH thì công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho NLĐ.