Đơn xin xác nhận thông tin cá nhân ngày càng được sử dụng nhiều hơn, việc sử dụng đến loại đơn này là do các tỉnh thành trong cả nước hay Cơ quan công an hiện đang tiến hành để thay đổi từ căn cước công dân sang căn cước công dân gắn chíp cho mọi công dân. Không chỉ có ý nghĩa để cấp căn cước công dân thì đơn xin xác nhận thông tin cá nhân còn được sử dụng ở nhiều trường hợp khác nhau, như xác nhận theo yêu cầu của cơ quan, nhà trường… Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Mục đích của đơn xin xác nhận thông tin cá nhân
Mẫu đơn xin xác nhận thông tin cá nhân là văn bản chứa đựng những thông tin cá nhân phải nếu được những thông tin cá nhân, thông tin về gia đình, lý do viết đơn xin xác nhận thông tin,… Đồng thời đơn xin xác nhận thông tin cá nhân chính là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận những thông tin trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật.
Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân
Hướng dẫn ghi mẫu đơn xin điều chính thông tin cá nhân
(1) Tên hồ sơ.
(2) Cơ quan trực tiếp tiếp nhận và giải quyết.
Người viết đơn ghi các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, trú quán theo giấy khai sinh của cá nhân.
Ghi rõ các thông tin trong hồ sơ và các thông tin sẽ đính chính trong hồ sơ.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn, đồng thời ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
Thủ tục, trình tự xin điều chính thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
Người có công với cách mạng đề nghị sửa đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; thân nhân (gọi chung là thông tin cá nhân) ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.
Người có công, thân nhân liệt sĩ hoặc thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công (Mẫu HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cơ quan cấp giấy tờ đã giải thể thì gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó để xem xét giải quyết.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ người có công và gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân (người có công, thân nhân người có công) chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã).
Bước 3: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đối chiếu với các quy định của chính sách hiện hành:
– Nếu đủ điều kiện thì cán bộ, công chức xác nhận vào đơn đề nghị.
– Nếu chưa đủ điều kiện thì cán bộ, công chức trả lời công dân hoặc hướng dẫn công dân hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo quy định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã.
Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ.
Số lượng hồ sơ : 01 bộ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
Những quy định pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Nguyên tắc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân
+ Việc thu thập, sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân qua cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được bảo vệ và đảm bảo an toàn.
+ Việc trao đổi, truyền đưa, lưu trữ thông tin cá nhân trên cổng thông tin điện tử được bảo vệ và đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
+ Việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân phải được sự đồng ý của cá nhân đó trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và nâng cấp cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Hoạt động đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân
– Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy định về đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân; hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định; bảo đảm cổng thông tin cá nhân đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin cá nhân.
– Cơ quan chủ quản không chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân đối với các trường hợp sau:
+ Thông tin cá nhân được tiết lộ, công khai bởi cơ quan tiếp nhận thông tin;
+ Thông tin cá nhân do người sử dụng vô tình hoặc cố ý tiết lộ, chia sẻ.
Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân
+ Cơ quan chủ quản có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn dữ liệu, an toàn mạng máy tính, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân; chống truy cập, sử dụng, thay đổi, phát tán trái phép thông tin cá nhân và các hành vi không được phép khác.
+ Áp dụng quy trình đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân.
+ Sử dụng công nghệ mã hóa đối với thông tin thuộc bí mật cá nhân.
+ Áp dụng quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật bao gồm (nhưng không giới hạn):
– Thiết lập hệ thống tường lửa;
– Mã hóa tín hiệu trên đường truyền;
– Sử dụng tài khoản, mật khẩu;
– Thiết lập giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng, tự động khôi phục dữ liệu;
– Sử dụng các thiết bị chuyên dụng có chức năng bảo vệ tự động tăng cường khả năng phòng, chống sự tấn công đột nhập từ bên ngoài.
+ Cơ quan chủ quản phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn, bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước.
Kiểm tra, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân
+ Cơ quan chủ quản cần tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên về mức độ đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân.
+ Quy trình kiểm tra, đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Tuân thủ các quy định pháp luật;
– Xác định nội dung thu thập, mục đích thu thập, mục đích sử dụng, các cơ quan được chia sẻ thông tin cá nhân;
– Đánh giá hiệu quả và rủi ro của việc thu thập, sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân;
– Kiểm tra và đánh giá mức độ đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân;
– Kiểm định hạ tầng kỹ thuật về mặt an toàn thông tin phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định;
– Xây dựng biện pháp dự phòng để giảm thiểu tác động xấu khi xảy ra mất an toàn đối với thông tin cá nhân;
– Nghiên cứu các hạn chế của cổng thông tin điện tử liên quan đến bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin cá nhân để tiến hành các biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Ngay khi có sự thay đổi hoặc nâng cấp cổng thông tin điện tử, cơ quan chủ quản phải kiểm tra đánh giá lại về mức độ đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân.
Ngoài ra, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định cụ thể tại Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo theo quy định hiện hành
- Hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản chi tiết năm 2022
- Thai sản được hưởng những chế độ gì theo quy định 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin điều chỉnh thông tin cá nhân”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, kết hôn với người Nhật Bản, VSATTP trong cơ sở khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đây là loại giấy tờ cần thiết trong thủ tục hành chính khi một chủ thể gặp sai sót, nhầm lẫn trong việc kê khai các thông tin cá nhân từ trước tại một cơ aun, đơn vị nào đó, họ sẽ sử dụng đơn này gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm xem xét và chỉnh sửa sao cho đúng với thông tin hiện tại của chủ thể đó.
Mẫu Đơn đề nghị được lập ra để ghi chép về việc đề nghị của một cá nhân, tổ chức nào đó tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết đề nghị ghi trong đơn.
Ngày nay, nhu cầu đề nghị, kiến nghị của người dân lên cơ quan chức có thẩm quyền hoặc cấp trên ngày càng gia tăng, do đó nhu cầu tìm kiếm mẫu Đơn đề nghị cũng ngày càng nhiều. Đơn đề nghị được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hành chính, bảo hiểm…
Cụ thể một số trường hợp cần dùng đến Đơn đề nghị như:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Đơn đề nghị tăng lương;
– Đơn đề nghị giải quyết công việc (giải quyết ly hôn đơn phương; giải quyết tranh chấp đất đai…);
– Đơn đề nghị thanh toán nợ giữa doanh nghiệp với nhau hoặc giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (điện lực, nước sinh hoạt) với các hộ gia đình chậm thanh toán hóa đơn;
– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông tin là đúng sự thật cho các cá nhân hoặc tổ chức.
– Đơn đề nghị cấp lại thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
– Đơn đề nghị cấp lại số bảo hiểm xã hội…