Theo quy định Luật Doanh nghiệp cũ trước đây, con dấu công ty do công an quản lý theo đó mà mỗi doanh nghiệp được cấp một tờ dăng ký mẫu dấu công ty riêng. Theo quy định hiện hành hiện nay việc đăng ký mẫu dấu online qua mạng sẽ được Sở Khoa học đầu tư quản lý. Tuy nhiên hiện nay nhiều trường hợp sau khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, làm thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty hay thực hiện một số thủ tục khác gặp khó khăn trong việc dăng ký mẫu dấu. Vậy để tra cứu mẫu dấu công ty đã công bố như thế nào? Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tra cứu mẫu dấu công ty nhanh chóng. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Con dấu của doanh nghiệp là gì?
Con dấu của doanh nghiệp là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên đó. Nói cách khác có những hợp đồng, giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu không có thì xem như vô hiệu.
Từ năm 2021, vì sự phát triển nhanh chóng của thông tin điện tử; yêu cầu về giao dịch nhanh chóng, xuyên biên giới; rút gọn các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh, nên Nhà nước quy định ngoài các con dấu truyền thống được làm ở các cơ sở khắc dấu thì chữ kí số cũng được quy định là con dấu chính thức, có đầy đủ giá trị pháp lý. Đây là một đổi mới hết sức tiến bộ, không những góp phần hỗ trợ doanh nghiệp rút gọn thủ tục kinh doanh mà còn thể hiện sự hội nhập vào xu hướng phát triển chung của thế giới.
Con dấu là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp. Nó càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong thời đại hiện nay vì khi đó yêu cầu về tính xác thực, tính thẩm quyền đúng đắn ngày càng quan trọng hơn.
Thẩm quyền quyết định con dấu được quy định thế nào?
Thẩm quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung con dấu như sau:
Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân. Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).
Nội dung con dấu được quy định thế nào?
Trong nội dung mẫu con dấu phải có thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc bổ sung này không được vi phạm các điều cấm được quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020.
Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác.
Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?
Doanh nghiệp là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; con dấu của doanh nghiệp được xem là đại diện pháp lý của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, sau khi thành lập công ty doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ tục làm con dấu để đi vào hoạt động.
Con dấu doanh nghiệp được coi là một tài sản của doanh nghiệp; trước ngày 1/7/201 theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì con dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp và chỉ cấp duy nhất 1 con dấu, dấu này trong mọi trường hợp đều bắt buộc. Nếu không có con dấu thì các hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn; không tiếp tục được.
Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu; số lượng; hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp; chi nhánh; văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp; chi nhánh; văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Hướng dẫn tra cứu mẫu dấu công ty nhanh chóng
Trước đây, khi mới áp dụng luật doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp đã thực hiện công bố mẫu dấu trước đó có thể thực hiện tra cứu mẫu dấu theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ giao diện để kiểm tra thông tin doanh nghiệp và kiểm tra mẫu dấu sẽ hiện ra như hình dưới đây. Địa chỉ này cũng dùng để tra cứu ngành nghề kinh doanh và các thông tin khác của doanh nghiệp
Bước 2: Gõ tên công ty hoặc mã số doanh nghiệp của đơn vị cần để tra cứu mẫu dấu công ty tại phần tìm kiếm. Hiện tại, khách hàng sẽ không thấy phần mẫu dấu tại phần thông tin công ty như trước đây
Bước 3: Chọn mục danh mục sản phẩm và chọn như hình dưới đây, sau đó làm theo hướng dẫn trên hệ thống để tải mẫu dấu
Tuy nhiên, hiện nay việc tra cứu mẫu dấu theo hướng dấn trên đã bị xoá bỏ trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Do vậy, hiện tại doanh nghiệp không thể tra cứu các mẫu dấu đã công bố trước đó (do hiện tại không cần công bố mẫu dấu)
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề thành lập công ty đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn tra cứu mẫu dấu công ty nhanh chóng năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về việc quy định tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 con dấu doanh nghiệp không cần thông báo hoặc đăng ký. Doanh nghiệp tự chủ động hình thức và số lượng con dấu.
Luật Doanh nghiệp 2020: Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Dấu tròn được nhà nước quản lý rất chặt chẽ, nếu được cấp dấu tròn thì chỉ có thể là các công ty TNHH hay công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, các ông ty này được nhà nước công nhận đủ tư cách pháp nhân thì phải thỏa mãn 4 điều kiện sau:
+ Được thành lập hợp pháp.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.