Hướng dẫn viết mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất chuẩn 2023

bởi Bảo Nhi
Hướng dẫn viết mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất chuẩn 2023

Ngày nay thì hầu hết người dân khi muốn xác nhận lại ranh giới đất thì đều thực hiện tải mẫu đơn có sẵn rồi họ sec chỉ điền thông tin vào mẫu đơn đó. Mẫu đơn có sẵn sẽ có đầy đủ những nội dung cần có mà người viết đơn chỉ cần thực hiện việc điền nội dung một cách chính xác nhất về địa chỉ, họ tên và các thông tin có liên quan đến mảnh đất cần xác định lại ranh giới. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc xác định ranh giới đất

Các hoạt động về quản lý địa giới đều được quy định rõ ràng trong Luật Đất Đai 2013, bao gồm các hoạt động sau:

– Xác định địa giới hành chính.

– Lập và quản lý hồ sơ địa chính.

– Lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ về địa giới hành chính.

– Trong đó, hồ sơ địa giới hành chính được sử dụng nhằm phục vụ quản lý nhà nước. Các nguyên tắc để xác định ranh giới đất bao gồm:

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc lập đơn vị hành chính và điều chỉnh địa giới.

+ Bản đồ địa giới hành chính thể hiện các mốc địa giới hành chính theo đúng như yêu cầu, trong đó bao gồm các yếu tố địa vật, địa hình.

+ Sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính được quy định rõ ràng.

+ Bảng tọa độ mốc địa giới hành chính cùng các điểm đặc trưng trên đường địa giới.

+ Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính và xác nhận đường mô tả địa giới.

+ Phiếu thống kê các yếu tố địa lý liên quan đến địa giới hành chính.

+ Giải quyết tranh chấp về ranh giới sử dụng đất.

+ Thống kê tài liệu liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị cấp dưới.

Mục đích của mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất

Đơn xin xác nhận ranh giới đất ở được lập ra nhằm để phục vụ cho việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bổ sung hồ sơ giải quyết vụ việc khi có tranh chấp. Theo đó, việc xác nhận ranh giới đất nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp sổ đỏ

Nội dung mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất

Về phần nội dung đơn yêu cầu xác định ranh giới đất, phần này cần trình bày về hiện trạng diện tích đất hiện tại như thế nào.

Ghi rõ yêu cầu xác định ranh giới thửa đất. Lý do vì sao phải làm đơn xác định ranh giới thửa đất. Thường có hai lý do chính đấy là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai. Nếu vì lý do giải quyết tranh chấp cần ghi thông tin của thửa đất ở vị trí, thửa nào, bản đồ nào.

Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình. Khi nhận đơn yêu cầu của người sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xác định ranh giới đất theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất

Hướng dẫn viết mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất

Hướng dẫn viết mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất chuẩn 2023
Hướng dẫn viết mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất chuẩn 2023

– Ghi rõ tên Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tại nơi có đất

– Người làm đơn cần điền đầy đủ các thông tin như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (cả ngày và nơi cấp), địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay, số điện thoại.

– Ghi đầy đủ thông tin về thửa đất xin xác nhận ranh giới theo như trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Nêu rõ lý do xin xác nhận ranh giới đất

Thẩm quyền xác nhận ranh giới đất

Căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì đo đạc, xác định lại ranh giới, giáp ranh giữa các thửa đất thuộc chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai

“Điều 5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai

1. Văn phòng đăng ký đất đai:

a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.”

Theo đó, văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác định ranh giới thửa đất” hoặc các dịch vụ khác như là Quy trình đăng ký thuế mới nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được làm đơn xin xác định ranh giới đất?

Đề nghị xác định ranh giới đất thường được lập trong hai trường hợp sau gồm:
– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết tranh chấp.
Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này.

Quy định về mức lệ phí yêu cầu xác nhận ranh giới thửa đất như thế nào?

Theo quy định hiện hành chi phí để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất dựa vào mức phí được quy định bởi UBND cấp tỉnh nơi có đất.

Trình tự thủ tục xác định lại ranh giới đất diễn ra như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở căn cứ theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có
Người sử dụng đất tiến hành nộp một bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại văn phòng đăng ký đất đai, nới chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp mà người sử dụng đất tiến hành yêu cầu xác định lại ranh giới đất mà nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền
Bước 2: Tổ chức đo đạc
sau khi tiếp nhận hồ sơ và căn cứ vào hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và tiến hành thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra đo đạc đất thực tế và thiết lập một bộ hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. 
Bước 3: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới đất
sau khi nhận được thông báo đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm