Cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào trên thế giới thống nhất được về thuế. Tại thời điểm này có rất nhiều những trường hợp xin miễn giảm thuế. Đứng ở những góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau sẽ có một khái niệm khác nhau về thuế. Trong thực tế sẽ tồn tại nhiều rủi ro hay vấn đề khách quan xảy ra mà cá nhân tổ chức người nộp thuế không biết hay cảm thấy nộp thuế là không hợp lý trong hoàn cảnh đó. Việc xin giảm thuế là điều cần thiết và hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật đề ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin miễn giảm thuế” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế
Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định các trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế như sau:
“Điều 52. Thủ tục hồ sơ và trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế
1. Cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau:
a) Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật thuế Thu nhập cá nhân;
b) Giảm thuế theo quy định đối với cá nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế;
c) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ theo pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Miễn, giảm thuế tài nguyên cho người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế;
đ) Miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
e) Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và các Nghị quyết của Quốc hội;
g) Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất;
h) Miễn lệ phí trước bạ.”
Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn
– Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn.
– Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hoá, dịch vụ: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định.
– Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có).
– Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn.
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
– Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
– Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế.
– Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).
– Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
Đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
– Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bản chụp hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
– Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
c) Nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế
Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Mẫu đơn xin miễn giảm thuế
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin miễn giảm thuế
Sau khi đã xác định rõ xem bản thân có thuộc những đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không, cách viết đơn xin miễn thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 08/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:
- [01] Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên theo tờ đăng ký mã số thuế hoặc chứng minh nhân dân.
- [02] Mã số thuế: Ghi đầy đủ mã số thuế của người nộp thuế như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
- [03] Địa chỉ: Ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ hiện tại để nhận thông báo của cơ quan thuế.
- [04] Số tài khoản ngân hàng: Ghi rõ số tài khoản ngân hàng và tên ngân hàng mở tài khoản (nếu không có thì bỏ trống).
- Lý do đề nghị giảm thuế: nêu cụ thể lý do đề nghị giảm thuế là trường hợp nào trong các trường hợp sau: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
Sau đó trích căn cứ pháp luật bạn sử dụng để chứng minh bạn được miễn đóng thuế thu nhập cá nhân.
- Năm đề nghị được giảm thuế: ghi rõ năm đề nghị giảm thuế. Năm đề nghị giảm thuế phải tương ứng với năm người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
- Căn cứ xác định số thuế được giảm: tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà căn cứ xác định số thuế được giảm là khác nhau, chẳng hạn như đối với trường hợp thu nhập được miễn thuế từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng: căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu,… còn trong trường hợp thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động: căn cứ để xác định là văn bản hoặc quyết định bồi thường tai nạn lao động, chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động,…
- [05] Tổng số tiền bị thiệt hại: Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân khác hoặc các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
- [06] Tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm đề nghị giảm thuế: là tổng số thuế mà người nộp thuế phải nộp đối với tất cả các loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong năm đề nghị giảm thuế.
- [07] Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp (hoặc tạm nộp) trong năm bị thiệt hại đề nghị giảm thuế: là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà Người nộp thuế đã nộp hoặc đã khấu trừ trong năm đề nghị giảm thuế.
- [08] Tổng số thuế thu nhập cá nhân được hoàn thuế:
(i) Trường hợp chỉ tiêu [05] lớn hơn (>) hoặc bằng (=) chỉ tiêu [06] thì: chỉ tiêu [08] bằng (=) chỉ tiêu [07].
(ii) Trường hợp chỉ tiêu [05] nhỏ hơn (<) chỉ tiêu [06] thì: [08] = [07] – ( [06] – [05] )
Lưu ý: nếu chỉ tiêu [08] được xác định theo công thức (ii) là số âm (<0) thì bỏ trống chỉ tiêu [08].
- Các tài liệu gửi kèm:
Các tài liệu gửi kèm với mẫu đơn xin miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
- Phần cuối đơn:
Cuối đơn xin miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, các bạn sẽ ghi lời cam đoan và lời cảm ơn tới bộ phận hành chính tiếp nhận lá đơn.
Và cuối cùng là ghi ngày, tháng, năm làm đơn và ghi chữ ký người viết đơn.
Lưu ý:
- Đối với cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân theo quy định về chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA tại Việt Nam; chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài làm việc tại văn phòng của tổ chức phi chính phủ; cá nhân làm việc tại khu kinh tế thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế cần lưu ý: đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Căn cứ Khoản 2 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC trên quy định về thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế như sau:
“Điều 52. Thủ tục hồ sơ và trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế
2. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, thuế giảm thuế đối với các trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn giảm thuế tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Thông tư này.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xin miễn giảm thuế đất phi nông nghiệp năm 2023
- Năm 2023 tặng cho nhà đất có phải nộp thuế không?
- Quy định người có nhiều nhà đất sẽ bị áp thuế cao năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin miễn giảm thuế” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.
1.Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế
a)Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;
b)Trong nội địa;
c)Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
d)Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2.Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
3.Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách ly vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời hạn nộp thuế đất ở như sau:
– Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế.
Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là ngày 31/10.
– Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế.
– Thời hạn nộp thuế đối với hồ sơ khai điều chỉnh chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo.