Hôn nhân là sự hệ trọng của đời người; hai người đến với nhau khi họ có tình cảm, muốn xây dựng gia đình. Trước khi tiến hành về chung một nhà; theo phong tục của Việt Nam nhà trai thường trao sinh lễ cho nhà gái; như là một món quà tặng cho. Tuy nhiên, sinh lễ không phải yếu tố dàng buộc hôn nhân giữa hai người; do nhiều nguyên nhân khác nhau, 2 bên nam nữ không còn có ý định kết hôn. Vậy vấn đề đặt ra; khi không còn tiến đến hôn nhân,hủy hôn, nhà trai có thể đòi lại sinh lễ đã trao được không? Nhà gái có nghĩa vụ trả lại những gì đã nhận hay không? Để giải quyết vấn đề này; hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Sinh lễ là gì?
Ở nước ta, phong tục tặng sính lễ trong ngày cưới đã có từ rất lâu đời; được lưu giữ trân trọng đến ngày nay. Sính lễ sẽ được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái; nó mang một ý nghĩa của sự may mắn và tốt lành trong hôn nhân của cặp vợ chồng tương lai.
Đồng thời; mâm sính lễ còn bày tỏ ngỏ ý của nhà trai muốn rước cô dâu về sống chung một nhà trong sự chúc phúc của gia đình và họ hàng 2 bên. Thông qua đó; cũng mang theo sự thiêng liêng thể hiện sự trách nhiệm; coi trọng của cả cô dâu và chú rể trong cuộc hôn nhân này.
Nghi lễ ăn hỏi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giai đoạn của cặp uyên ương, người con gái được coi là chính thức là vợ chưa cưới của chàng trai. Ngày xưa, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của cô dâu chú rể từ 1 đến 3 tháng. Ngày nay, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của các đôi uyên ương trước 1 tuần hoặc trước 1 ngày. Có khi, nhiều cặp đôi tổ chức ăn hỏi buổi sáng, buổi chiều tổ chức đám cưới.
Trao sính lễ có là hợp đồng tặng cho tài sản không?
Theo tập quán cưới hỏi của người Việt Nam; đồ sính lễ là nữ trang như bông tai, vòng kiềng, tiền mặt… là do nhà trai chủ động mang đến nhà gái trong ngày đám hỏi; được tính là đồ dạm hỏi. Thông thường, đồ nữ trang này chỉ cho riêng cô dâu và sau khi làm thủ tục trình sính lễ.
Khi trao nhận sính lễ; các bên không nói là việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho nhưng về mặt pháp lý thì nó là vậy .Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định.
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho; mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Hợp đồng tặng cho tài sản về bản chất là hành vi pháp lí đơn phương của bên tặng cho tài sản.Hợp đồng tặng cho tài sản chỉ phát sinh hiệu lực khi bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản. Khi bên tặng cho chuyển giao tài sản; quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho thì bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
Hủy hôn pháp luật có cho đòi lại sinh lễ không?
Theo tập quán cưới hỏi của người Việt Nam, đồ sính lễ là nữ trang như bông tai, vòng kiềng, tiền mặt… là do nhà trai chủ động mang đến nhà gái trong ngày đám hỏi, được tính là đồ dạm hỏi. Thông thường, đồ nữ trang này chỉ cho riêng cô dâu và sau khi làm thủ tục trình sính lễ, có thể là mẹ chồng trao và đeo số nữ trang này cho cô dâu trước mặt hai họ nhà trai, nhà gái.
Hành động trao đồ sính lễ cho cô dâu chính là việc xác lập quan hệ sở hữu; chuyển giao quyền sở hữu phần tài sản đó cho cô dâu; không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho đã thực hiện hoàn thành tại thời điểm trao – nhận; nên số nữ trang và tiền mặt là đồ có thể xem là tài sản riêng của cô dâu; nếu không có thỏa thuận khác
Xem xét dưới góc độ pháp lý cũng như truyền thống của dân tộc Việt Nam; trong việc tổ chức cưới hỏi thì giao dịch này là hợp pháp. Tại buổi lễ đính hôn, gia đình anh đã trao sính lễ dựa trên tinh thần tự nguyện; không bị ép buộc. Nhà trai cũng không đặt ra bất cứ điều kiện hay thỏa thuận nào khác với nhà gái về việc sẽ tổ chức lễ cưới; hay kết hôn sau khi bạn gái nhận đồ . Cho nên, dù bạn gái đã hủy hôn nhưng không có nghĩa vụ phải trả lại số tài sản này.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật và như phân tích trên; khi hủy hôn chị sẽ không phải giao trả lại cho nhà trai . Tuy vậy; trong trường hợp này gia đình bạn có thể thỏa thuận với bên nhà gái để lấy lại số sính lễ; vì hai bạn không thể duy trì tình cảm và tiến hành tổ chức đám cưới như dự định ban đầu.
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề khi hủy hôn nhà trai có đòi lại sính lễ được không ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư; hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luậ dân sự hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Khi hủy hôn pháp luật có cho đòi lại sinh lễ không?” answer-0=”Theo quy định của pháp luật, khi hủy hôn sẽ không được đòi lại sinh lễ.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Hành vi trao sinh lễ của nhà trai cho nhà gái có là hợp đồng không?” answer-1=”Khi trao nhận sính lễ, các bên không nói là việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho nhưng về mặt pháp lý thì nó là vậy . Theo điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng tặng cho tài sản.” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””][sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Có cách nào đòi lại sinh lễ khi hủy hôn không?” answer-0=” Trong trường hợp này gia đình bạn có thể thỏa thuận với bên nhà gái để lấy lại số sính lễ vì hai bạn không thể duy trì tình cảm và tiến hành tổ chức đám cưới như dự định ban đầu.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]