Kết hôn khi còn nhỏ, góc nhìn từ pháp luật Mỹ liệu còn quá hở?

bởi ThuHa
Kết hôn khi còn nhỏ, góc nhìn từ pháp luật Mỹ liệu còn quá hở?

Kết hôn khi còn nhỏ, góc nhìn từ pháp luật Mỹ liệu còn quá hở? Gần đây cư dân mạng truyền tay nhau nguồn thông tin về những đám cưới tại Mỹ gây xôn xao trong dư luận. Theo đó, gần 300.000 trẻ em đã đăng ký kết hôn hợp pháp ở Mỹ từ năm 2000 đến năm 2018. Theo ghi nhận, các em nhỏ này đều dưới 18 tuổi, thậm chí một số em chỉ mới 10 tuổi. Nhiều em rơi vào khủng hoảng tâm lý vì những cuộc hôn nhân sớm. Vậy vấn đề kết hôn khi còn nhỏ ở Việt Nam được nhìn nhận như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Kết hôn khi còn nhỏ, pháp luật Mỹ nhìn nhận như thế nào?

Theo luật pháp Mỹ, tuổi được phép kết hôn tối thiểu là 18 tuổi. Song mỗi tiểu bang đều có quy định riêng về việc cho phép kết hôn sớm như khi có sự đồng ý của cha mẹ hoặc mang thai. Vào tháng 5-2017, Thống đốc bang New Jersey đã từ chối ký vào một dự luật cấm hôn nhân trẻ em mà không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào. Tiếp đó, các bang Delaware, Pennsylvania và Minnesota đã chính thức ban hành luật chấm dứt các cuộc hôn nhân trước 18 tuổi. Các dự luật giải quyết nạn kết hôn khi còn nhỏ cũng đang chờ xử lý ở 12 bang khác, nhưng một số nơi đã bị đình trệ.

Kết hôn khi còn nhỏ vẫn được xem là hợp pháp ở 46 bang của Mỹ. Trong đó có một số bang không quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu. Theo nghiên cứu từ một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập để chấm dứt nạn tảo hôn ở Mỹ. Từ năm 2000 đến nay, ở Mỹ đã diễn ra khoảng 60.000 cuộc hôn nhân đáng lẽ ra phải bị khép vào tội ấu dâm. Con số này phản ánh lỗ hổng pháp lý ở Mỹ khi trẻ vị thành niên được phép kết hôn trong một số trường hợp. Dễ hiểu hơn, giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp này trở thành “giấy xóa án tích” cho những kẻ đồi bại; cho phép những kẻ thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em được kết hôn với nạn nhân.

Tại Việt Nam, kết hôn khi còn nhỏ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?

Dù đã phần nào khắc phục; song tình trạng kết hôn khi còn nhỏ vẫn còn tiếp diễn. Theo quy định của pháp luật. Kết hôn khi còn nhỏ là hành vi bị nghiêm cấm. Người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất mức độ. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Về xử lý vi phạm hành chính

Tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt về hành vi kết hôn khi còn nhỏ. Theo đó, các mức phạt được áp dụng là:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn; mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Về xử lý vi phạm hình sự

Về tội tổ chức kết hôn khi còn nhỏ. Điều 183, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định rõ. Người tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Sau đó lại vi phạm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Đối với trường hợp kết hôn với người dưới 16 tuổi. Tùy theo tính chất và mức độ. Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự:

  • Tại Điều 145, bị truy cứu về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • Tại Điều 142, bị truy cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nếu nạn nhân là người dưới 18 tuổi.

Quy định của pháp luật về kết hôn

Điều kiện kết hôn

Để thực hiện việc kết hôn hợp pháp, nam nữ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; kết hôn khi còn nhỏ là không đủ điều kiện.
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Kết hôn khi còn nhỏ là trường hợp cấm kết hôn

Việc kết hôn cũng bị cấm trong những trường hợp sau đây:

  • Người đang có vợ hoặc có chồng.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Giữa những người cùng giới tính.

Thủ tục đăng ký kết hôn

Trừ trường hợp kết hôn khi còn nhỏ và cấm kết hôn. Các trường hợp kết hôn theo đúng quy định của pháp luật sẽ thực hiện theo thủ tục sau

Nơi thực hiện

Thông thường, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt sau. Việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có thể diễn ra tại:

  • UBND cấp Huyện: Nếu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, ví dụ việc kết hôn với người nước ngoài.
  • Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài: Nếu công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài.

Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.
  • Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Ngoài ra, khi làm thủ thục, người thực hiện phải xuất trình các giấy tờ như:

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú
  • Giấy tờ về việc đã ly hôn nêu đã kết hôn trước đây.

Câu hỏi thường gặp

Không có giấy tờ tùy thân có được đăng ký kết hôn?

Trường hợp này cơ quan đăng ký kết hôn sẽ không có căn cứ để cho rằng bạn có đủ điều kiện kết hôn. Khi đó, nếu bạn muốn được đăng ký kết hôn cần đi làm giấy tờ tùy thân để việc đăng ký kết hôn được đúng theo quy định của pháp luật đồng thời thủ tục tiến hành sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Kết hôn khi còn nhỏ, có làm giấy khai sinh cho con được không?

Việc có con khi chưa đủ tuổi sẽ không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh cho con. Nếu đã đăng ký kết hôn thì căn cứ theo giấy đăng ký kết hôn tên cha sẽ được ghi trên giấy khai sinh của con. Nếu chưa có giấy đăng ký kết hôn thì phần họ tên cha của con trên giấy khai sinh sẽ được bổ sung sau khi làm thủ tục nhận con.

Khi bố mẹ ly hôn, con 7 tuổi ở với bố hay với mẹ?

Khi vợ chồng ly hôn mà có con chung đủ 7 tuổi trở lên. Tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con. Bên cạnh đó, để được giao quyền nuôi con. Cha mẹ cần đáp ứng đủ điều kiện về các nhu cầu cơ bản của con.

Có được yêu cầu ly hôn đơn phương không?

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là: Vợ, chồng hoặc cả hai người  quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết sau:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là bài viết giải đáp về vấn đề kết hôn khi còn nhỏ, góc nhìn từ pháp luật Mỹ liệu còn quá hở? Song song đó, pháp luật tại Việt Nam cũng đã có những biện pháp khắc phục đối với tình trạng này. Những khó khăn vướng mắc về vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng; các vấn đề khác nói chung.

Quý khách hãy liên hệ ngay với Luật Sư X để có thể được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất qua hotline: 0833 102 102

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm