Khám bệnh nghề nghiệp là một trong những phúc lợi khi tham gia lao động của người lao động. Đối với những công việc nặng nhọc và làm việc trong môi trường độc hại thì việc khám bệnh nghề nghiệp định kỳ là rất cần thiết và quan trọng. Nhiều công ty vì muốn cắt giảm chi phí trong vấn đề này nên đã cắt giảm số lần khám bệnh nghề nghiệp trong 1 năm của người lao động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người lao động và vi phạm nghiệm trọng quy định pháp luật về luật lao động. Vậy khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần? Để trả lời câu hỏi này mời các bạn đón đọc bài viết “Khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần” dưới đây của LSX chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Ai được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt. Bệnh nghề nghiệp là đối tượng ngăn ngừa của lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người lao động. Vậy những ai sẽ được khám phát hiện bện nghề nghiệp định kỳ? Quy định về vấn đề này như thế nào?
Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định các đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
- Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Theo quy đó, những người lao động sau đây sẽ được tiến hành khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:
(1) – Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp
(2) – Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(3) – Người lao động không thuộc trường hợp (1) và (2) nay chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần?
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Nhưng những quy định này hiện nay vẫn chưa được thực hiện đúng, nhiều công ty vẫn coi thường sức khoẻ của người lao động gây ra nhưng hệ quả nghiêm trọng.
Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT, thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định như sau:
- Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
- Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Theo đó, việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:
– Ít nhất 06 tháng/lần: Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi.
– Ít nhất 01 năm/lần: Người lao động khác.
– Số lần khám theo yêu cầu: Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Như vậy, người lao động sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần trong năm.
Trường hợp làm các công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc thuộc đối tượng người khuyết tật, chưa thành niên, người cao tuổi thì có thể được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lên đến 02 lần/năm.
Chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp do ai chi trả?
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khi tiến hành tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chi phí thực hiện sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các chi phí này sẽ được hạch toán vào các khoản được trừ để giảm bớt thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.Theo đó, người lao động sẽ được khám sức khỏe một cách chuyên sâu để kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp mà không hề mất phí.
- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, công ty bị phạt thế nào?
Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu không thực hiện, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Theo đó, nếu sử dụng lao động thuộc đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mà không tổ chức khám cho người lao động, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kì là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu không thực hiện, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Cụ thể khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12, người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt 02 – 06 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ mới năm 2023
- Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc đơn giản mới năm 2023
- Mức lệ phí môn bài 2023 là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Khám bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ soạn thảo mẫu thừa kế tài sản đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
“Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.”
Theo đó, nếu sử dụng lao động thuộc đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mà không tổ chức khám cho người lao động, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Người sử dụng lao động sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các chi phí này sẽ được hạch toán vào các khoản được trừ để giảm bớt thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về bệnh nghề nghiệp như sau:
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Như vậy, bệnh nghề nghiệp là bệnh của người lao động phát sinh do trong quá trình thực hiện lao động có hại.