Khi nào cần phải sao kê ngân hàng theo quy định chi tiết

bởi Bảo Nhi
Khi nào cần phải sao kê ngân hàng quy định chi tiết

Thông thường nhu cầu sao kê ngân hàng xuất phát từ nhu cầu tài chính như: kiểm tra tài chính, xác thực tài chính … nếu như có ý định vay thấu chi thì cũng cần phải có bản sao kê tài khoản để chứng thực. Điều này cũng dễ hiểu vì không phải lúc nào cũng cần sao kê tài khoản, các ngân hàng ngày nay đều cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử giúp mọi người theo dõi sát sao tài khoản của chính mình. Lúc này sao kê chỉ quan trọng khi phải làm thủ tục hành chính như vay vốn hay mở thẻ tín dụng tại ngân hàng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Khi nào cần phải sao kê ngân hàng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm sao kê

Sao kê tài khoản ngân hàng là một hình thức lập bảng thống kê lại lịch sử giao dịch của cá nhân hay tổ chức. Trong bảng sẽ liệt kê một cách chi tiết những biến động số dư của một tài khoản trong một khoảng thời gian truy vấn.

Các hình thức sao kê

Sao kê trực tiếp

Sao kê trực tiếp là hình thức sao kê mà chủ tài khoản ra trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu sao kê.

Bản sao kê này được ngân hàng chứng thực và cấp trực tiếp cho chủ tài khoản. Vì vậy nó thường dùng để bổ sung vào hồ sơ hành chính, hồ sơ thực hiện thủ tục vay vốn hay chứng thực tài sản.

Sao kê online

Với hình thức sao kê này, chủ tài khoản có thể tự mình thực hiện bằng cách sử dụng dịch vụ internet banking.

So với sao kê trực tiếp, độ chính xác của sao kê online hoàn toàn tương đương. Đồng thời, hình thức này còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bảng sao online chỉ có tính chất kiểm soát chứ không thể bổ sung vào hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính liên quan như: hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng thực tài sản…

Khi nào cần phải sao kê ngân hàng

Khi nào cần phải sao kê ngân hàng quy định chi tiết
Khi nào cần phải sao kê ngân hàng quy định chi tiết

Các ngân hàng hiện nay ngày càng có nhiều dịch vụ tiện ích nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Trong đó, sao kê rất hữu ích trong việc quản lý, kiểm tra, xác thực,…

  • Đo lường dòng tiền hàng ngày, hàng tháng là cách kiểm soát chi tiêu cũng như là cơ sở để so sánh sự thay đổi giữa các tháng, quý, năm. Điều này không chỉ quan trọng với các doanh nghiệp mà còn giúp cá nhân quản lý chi tiêu tốt hơn.
  • Theo dõi các khoản tiết kiệm, lãi tiền gửi ngân hàng: Hiện nay, các ngân hàng đều có dịch vụ gửi tiết kiệm online. Việc kiểm tra số dư đầu kỳ, cuối kỳ của các khoản tiết kiệm và lãi giúp khách hàng dễ dàng quản lý nguồn vốn và an tâm hơn khi gửi tiết kiệm.
  • Phát hiện gian lận như xuất hiện khoản chi không rõ ràng với tài khoản hay thẻ ghi nợ của bạn. Trong trường hợp này, hãy liên hệ với ngân hàng ngay để được làm rõ và hỗ trợ sớm nhất.
  • Đề phòng và kiểm tra sai sót, nhầm lẫn từ phía ngân hàng và từ những tài khoản khác có phát sinh giao dịch với tài khoản của bạn. Ví dụ như sai sót do chuyển tiền nhầm, các khoản phí trùng lặp, chênh lệch bất thường,…
  • Nộp tờ khai thuế, lưu trữ hồ sơ tài khoản tiền gửi ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Nộp sao kê bảng lương đối với cá nhân.
  • Sao kê để chứng minh thu nhập với tổ chức tín dụng để họ có căn cứ chấp thuận hoặc từ chối mở thẻ tín dụng hoặc đơn xin vay vốn. 

Thủ tục nhận sao kê ở các ngân hàng

Ngân hàng sẽ không tự ý cấp sao kê cho bạn nếu bạn không có yêu cầu. Tuy nhiên với thẻ tín dụng thì sao kê ngân hàng được gửi mặc định mỗi tháng qua email của khách hàng. Vì vậy, trong bài viết này, sao kê ngân hàng được trình bày ở đây là sao kê ngân hàng cho tài khoản thanh toán mà thôi.

Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu kèm những thủ tục hành chính bắt buộc khi khách hàng muốn sao kê tài khoản ngân hàng. Cách thức in sao kê tài khoản ngân hàng thông thường bao gồm:

  • Khách hàng đến ngân hàng mình mở tài khoản để thực hiện sao kê, bất cứ chi nhánh hoặc phòng giao dịch nào.
  • Cần có giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân để nhân viên ngân hàng thực hiện in sao kê tài khoản cá nhân theo thời gian khách hàng mong muốn.
  • Khách hàng cần kiểm tra kĩ xem bản sao kê có dấu mộc tròn của ngân hàng chưa thì mới có giá trị pháp lý.

Một bản sao kê thông thường thường cung cấp các trường dữ liệu thông tin như: các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt và các khoản lãi, phí. Ngân hàng chưa có thông tin quy định về việc khách hàng chỉ được yêu cầu in sao kê bao nhiêu bản và bao nhiêu lần. Vì ngân hàng đều thu phí khi thực hiện yêu cầu in sao kê nên không có giới hạn.

Quyền yêu cầu in sao kê tài khoản ngân hàng của người khác

Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định chỉ có 10 nhóm cá nhân của các cơ quan sau đây mới có thẩm quyền yêu cầu NH cung cấp thông tin sao kê tài khoản của khách hàng, bao gồm:

“Điều 10. Thẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng

Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phải do các cá nhân sau đây ký:

1. Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.

3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật về kiểm sát nhân dân.

4. Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của pháp luật về tòa án.

5. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.

6. Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân, quân đội nhân dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật về công an nhân dân, quân đội nhân dân.

7. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.

8. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

9. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

10. Cá nhân khác của cơ quan nhà nước được pháp luật có liên quan quy định có thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng.”

Biểu phí in sao kê tài khoản 

Biểu phí in sao kê tại một số ngân hàng hiện nay được quy định rõ trong mức phí của các ngân hàng. Mức phí này có thể khác nhau giữa các ngân hàng. Hoặc các nhóm khách hàng khác nhau của cùng một ngân hàng.

– Sao kê trực tuyến: miễn phí. Bạn có thể tự chủ động in ra từ ứng dụng internet banking hoặc mobile banking của mình.

– Sao kê tài khoản tại quầy: mất phí. Mức phí sẽ tính trên số trang:

  • In sao kê tại BIDV: 3.000 VND/trang, tối thiểu 10.000 VND
  • In sao kê tại Vietcombank: 5.000VND/trang hoặc theo thỏa thuận Tối thiểu 30.000VND/lần

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khi nào cần phải sao kê ngân hàng”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ngân hàng có cung cấp sao kê cho bên thứ ba không?

Các ngân hàng không bao giờ tiết lộ thông tin liên quan đến bảng sao kê ngân hang cho các bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của chủ tài khoản.

Các cách thực hiện in sao kê tài khoản từ thiện ngân hàng như thế nào?

In sao kê tại ATM
Các bước sao kê
– Chủ thẻ chỉ cần đến các trạm ATM của ngân hàng
– Đưa thẻ vào cây ATM
– Chọn ngôn ngữ thích hợp
– Nhập mã Pin của thẻ 
– Chọn chức năng “In sao kê/ truy vấn số dư” là đã có thể xem được số dư hiện tại trên tài khoản của mình; hoặc in sao kê 10 giao dịch gần nhất.
Cách này tuy nhanh, tiện lợi, chi phí thấp; nhưng hạn chế là chủ thẻ không thể xem được tất cả giao dịch trong tháng mà chủ thẻ cần xem.  Chi phí để in sao kê theo cách này khá thấp; như ngân hàng Vietinbank áp dụng phí là 550 đồng/lần; còn ngân hàng BIDV là miễn phí nếu khách hàng sử dụng tại ATM của BIDV và 1,650 đồng/lần nếu là ATM của ngân hàng khác.
In sao kê trên Internet Banking
Mỗi tài khoản đăng ký Internet Banking đều có thể truy vấn lại các giao dịch từ đó đến giờ của tài khoản, hoàn toàn miễn phí. Đây là một cách nhanh chóng, phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay. Các bước như sau:
– Truy cập vào hệ thống website ngân hàng
– Đăng ký và đăng nhập
– Lựa chọn sao kê tài khoản
In sao kê trên Internet Banking giúp chủ thẻ quản lý được các giao dịch trong tài khoản của mình; cũng như các chi phí phát sinh đều được thể hiện; và chủ thẻ có thể in bao nhiêu lần tuỳ thích nhưng không có dấu mộc của ngân hàng nên chỉ dùng để quản lý các giao dịch trong thẻ; mà không thể làm chứng từ hợp lệ vào các bộ hồ sơ cần thiết.
In sao kê trực tiếp tại ngân hàng
Khi lấy sao kê trực tiếp từ ngân hàng; thì khách hàng sẽ nhận được bảng sao kê có dấu mộc; có hiệu lực như một chứng từ bổ sung vào các hồ sơ. Mỗi tháng, chủ tài khoản sẽ được ngân hàng cấp miễn phí một bảng sao kê; chủ tài khoản chỉ cần mang chứng minh thư nhân dân lên ngân hàng để nhận.
Nếu chủ tài khoản muốn ngân hàng cấp nhiều hơn 01 bảng; thì chi phí sẽ phát sinh thêm tuỳ vào quy định mỗi ngân hàng. Nếu khách hàng muốn in sao kê nhiều hơn 01 lần trong tháng; hoặc in sao kê đột xuất thì sẽ phát sinh chi phí thêm; như ngân hàng Vietcombank tính chi phí 5,000 đồng/trang tối thiểu là 20,000 đồng nếu khách hàng in sao kê định kỳ nhiều hơn một lần trong tháng.
Sao kê điện tử
Hiện nay nhiều ngân hàng cung cấp Bản sao kê điện tử dành cho các khách hàng thông qua email điện tử. Mỗi khách hàng hàng tháng sẽ nhận được Bản sao kê điện tử giao dịch nhanh chóng; không cần phải vất vả lên ngân hàng mỗi tháng.
Lợi ích của phương pháp này là khách hàng chỉ cần vào email; là có thể xem bản sao kê mọi lúc mọi nơi; bản sao kê được gửi đến khách hàng ngay sau khi phát hành; và được gửi một lần duy nhất với định dạng file PDF, với mã truy cập cá nhân để vào.
Sao kê tài khoản ngân hàng thực sự rất cần thiết cho mỗi chủ thẻ trong việc quản lý chi tiêu của cá nhân mình. Vì vậy mỗi khách hàng nên thường xuyên kiểm tra các giao dịch của tài khoản; để nếu có gì sai sót thì có thể liên hệ ngân hàng để giải quyết ngay.
Như vậy có rất nhiều hình thức sao kê tài khoản từ thiện ngân hàng. Với một số tiền từ thiện lớn như vậy; việc sao kê trực tiếp tại ngân hàng đảm bảo được độ chính xác cao với sự hướng dẫn trực tiếp và chi tiết; khách hàng sẽ nhận được bảng sao kê có dấu mộc, có hiệu lực như một chứng từ bổ sung vào các hồ sơ . Tuy nhiên vì tình hình dịch bệnh rất khó để đến trực tiếp ngân hàng sao kê; nên việc sao kê online cũng là một cách khả quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm