Sao kê tài khoản từ thiện có bắt buộc phải thực hiện không?

bởi ThuHa
Có bắt buộc phải sao kê tài khoản từ thiện hay không

Chuyện quyên góp từ thiện của nghệ sĩ nhiều ngày qua vẫn chưa hết nóng. Bởi cho đến hiện tại, các nghệ sĩ Việt từng quyên góp từ thiện như: Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, Thủy Tiên. Hay trước đó là nghệ sĩ Hoài Linh vẫn chưa thể thuyết phục được công chúng về tính minh bạch của các khoản quyên góp. Vậy liệu nghệ sĩ có bắt buộc phải sao kê tài khoản từ thiện? Và minh bạch toàn bộ khoản thu chi từ số tiền này với công chúng? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Sao kê tài khoản từ thiện là gì?

Sao kê ngân hàng là bản chi tiết phát sinh giao dịch tiền vào tiền ra của tài khoản thanh toán của cá nhân hay tổ chức. Các giao dịch phát sinh có thể là: các khoản chi tiêu, thanh toán dịch vụ, ứng tiền mặt… Những phát sinh giao dịch này bao gồm luôn cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Việc sao kê chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản.

Sao kê sẽ được ngân hàng thực hiện và gửi về cho chủ thẻ theo quy định của ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng thông báo giao dịch này để kiểm tra lại vấn đề chi tiêu. Để có thể kiểm soát số tiền chi tiêu hàng tháng và thanh toán số tiền đã chi tiêu trong thẻ đúng hạn. Tương tự với việc sao kê tài khoản tiền từ thiện nhằm biết chi tiết các giao dịch phát sinh tại tài khoản này, là số tiền quyên góp của các nhà hảo tâm. Tùy theo chính sách hiện hành của mỗi ngân hàng thì biểu phí của dịch vụ sao kê tài khoản ngân hàng sẽ khác nhau. Và thậm chí phí sao kê trong một ngân hàng còn có thể thay đổi theo chính sách và thời kỳ.

Có bắt buộc phải sao kê tài khoản từ thiện?

Theo quy định hiện hành. Pháp luật không cấm hoạt động từ thiện; thậm chí còn khuyến khích hoạt động này. Hơn cả, nó còn thể hiện mong muốn của các nhà hảo tâm, tấm lòng “tương thân tương ái” từ bao đời đã là truyền thống quý báo của dân tộc. Là những món quà không chỉ là vật chất mà còn xuất phát từ tinh thần. Khi mà người dân một số nơi còn chịu những ảnh hưởng và mất mát từ thiên tai, bão lũ hằng năm. Việc quyên góp từ thiện hoàn toàn là tự phát. Như việc mộtsố nghệ sĩ thành lập một tài khoản để tiếp nhận tiền từ thiện. Trong trường hợp này, các nghệ sĩ được xem là người trung gian, đứng ra tiếp nhận và là người chuyển số tiền đó cho đồng bào đang gặp khó khăn.

Tuy vậy, việc làm từ thiện từ tiền quyên góp của công chúng rất dễ xảy ra những tranh cãi nếu không đúng cách. Có thể nói, việc sao kê ngân hàng là điều cần thiết để chứng minh việc làm từ thiện minh bạch. Bởi khi in sao kê sẽ có ghi rõ về thời gian, số tiền giao dịch, chi tiết việc rút tiền từ tài khoản quyên góp. Từ bản sao kê, có thể biết được các giao dịch phát sinh. Cũng như kiểm soát hiệu quả chi tiêu của mình. Nó cũng là tờ “phiếu bảo hành”, đảm bảo việc sử dụng đồng tiền từ thiện đúng mục đích. Giúp đảm bảo uy tín cho nghệ sĩ nói riêng; cũng như các cá nhân đứng ra quyên góp từ thiện nói chung làm tròn nguyện vọng của mạnh thường quân.

Phát hiện hành vi trục lợi từ việc sao kê tài khoản từ thiện xử lý như thế nào?

Về xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp quyên góp tiền của người khác với lý do làm từ thiện. Nhưng lại không dùng khoản tiền đó cho mục đích mong muốn của các nhà hảo tâm. Khi phát hiện hành vi trục lợi từ việc sao kê tài khoản từ thiện. Xử phạt căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đồng thời, áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu số tiền đã quyên góp được.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu trong quá trình sao kê tài khoản tiền từ thiện phát hiện hành vi “ăn chặn” tiền từ thiện. Người phạm tội có thể phải đối mặt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác. Qua đó, sẽ phải chịu mức xử lý theo quy định tại bộ luật hình sự. Tuy nhiên, để có căn cứ xử lý hình sự đối tượng kêu gọi góp tiền từ thiện nhằm mục đích trục lợi. Cần có chứng cứ chứng minh người bị lừa đã chuyển tối thiểu 2 triệu đồng vào tài khoản cho đối tượng; dưới 2 triệu đồng thì phải xét thuộc những trường hợp được liệt kê tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Cũng theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm; hoặc tù chung thân.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Sao kê tài khoản từ thiện có bắt buộc phải thực hiện không? 

Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ.

Câu hỏi thường gặp

Phí in sao kê tại các ngân hàng là bao nhiêu?

Hiện các ngân hàng không quy định về việc khách hàng chỉ được yêu cầu in sao kê bao nhiêu bản. Hay bao nhiêu lần. Chi phí in sao kê phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Thường phổ biến 2.000-5.000 đồng/trang. Có thể miễn phí toàn bộ cho khách hàng VIP.

Ai có quyền yêu cầu ngân hàng in sao kê?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng. Quy định các tổ chức tín dụng phải bảo mật thông tin khách hàng, thông tin sao kê. Trừ trường hợp chủ tài khoản, người được ủy quyền hoặc theo các quyết định của cơ quan Nhà nước. Mới có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng sao kê một tài khoản cá nhân.

Ngân hàng để bị lộ thông tin sao kê của khách hàng bị xử phạt như thế nào?

Theo đó, trường hợp để bị lộ các thông tin sao kê ra bên ngoài mà không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép. Khoản 4, Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP với hành vi để lộ thông tin khách hàng. Cá nhân có thể bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng; đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt với mức phạt gấp đôi. Ngoài ra , đối với cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 291 Bộ luật hình sự 2015. Với tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin về tài khoản ngân hàng. Khung hình phạt cao nhất lên tới 7 năm tù.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm