Khi các bên xảy ra tranh chấp hay muốn giải quyết một vụ việc nào đó thì sẽ có nhiều phương thức giải quyết khác nhau như thỏa thuận, hòa giải thương lượng, đưa ra trọng tài thương mại hoặc là gửi đơn lên Tòa án đẻ yêu cầu giải quyết. Đối với các phương thức giải quyết nhờ sự can thiệp của bên thứ ba thì thông thường đều sẽ phải trả một khoản chi phí. Sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề “Khi nào phải nộp phí thi hành án dân sự” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về phí thi hành án dân sự
Khi các đương sự có yêu cầu nhờ đến Tòa án để giải quyết các vụ việc dân sự thì sau khi Tòa án ra quyết định hay bản án để giải quyết vụ việc của các đương sự thì sẽ có trách nhiệm giao bản án hay quyết định đó cho cơ quan thi hành án để thực hiện những bản án hay quyết định này đối với các đương sự và người có liên quan.
Trên cơ sở quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 216/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Thi hành án dân sự thì khái niệm về phí thi hành án dân sự được biết đến là: “Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định”.
Trên cơ sở người có thẩm quyền thi hành án thực hiện việc thu phí thi hành án dân sự của mình đối với khoản phí thu tính trên giá trị tài sản thi hành án như hiện nay thì khoản phí do đương sự nộp chưa thể đủ để trả cho ngân sách nhà nước đã chi cho hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự.
Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận | Mức phí thi hành án dân sự |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng. | 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận. |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng. | 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng. | 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng. |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng. | 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng. |
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng. | 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng. |
Mức phí thi hành án dân sự trong một số trường hợp đặc biệt
– Trường hợp 1: Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;
Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.
– Trường hợp 2: Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức phí tại mục (2)
– Trường hợp 3: Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự tại mục (1) tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC.
– Trường hợp 4: Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo mục (2) tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
Khi nào phải nộp phí thi hành án dân sự?
Sau khi có quyết định giải quyết vụ việc thì cơ quan thi hành án sẽ giao cho các bên thực hiện những quyết định này, trong quá trình đó thì khi người được thi hành án khi nhận được tiền hay tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án hay các quyết định xử lý vụ việc của các tổ chức khác như Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại thì sẽ có nghĩa vụ phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự như sau:
“Điều 5. Thu, nộp phí thi hành án dân sự
– Thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự. Đối với vụ việc phải thu phí thi hành án dân sự nhiều lần thì mỗi lần thu phí, Thủ trưởng tổ chức thu phí ra một quyết định thu phí thi hành án dân sự theo quy định.
– Trường hợp người được thi hành án được nhận tiền, tài sản thành nhiều lần theo quy định của pháp Luật thì tổng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp từng lần bằng số tiền phí thi hành án dân sự phải nộp khi nhận toàn bộ số tiền, tài sản trong một lần theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này.
– Đối với trường hợp người được thi hành án nhận tiền, tài sản làm nhiều lần mà số tiền, giá trị tài sản được nhận mỗi lần không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định, nhưng tổng số tiền, giá trị tài sản được nhận lớn hơn hai lần mức lương cơ sở thì vẫn thu phí thi hành án dân sự theo quy định và việc thu phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
– Việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
+ Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự chi trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được thi hành án thì thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp trước khi chi trả cho họ.
+ Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án dân sự được để lại.
Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp theo quy định tại Thông tư này.
– Trường hợp có sự nhầm lẫn về số phí thi hành án dân sự phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định. Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí thi hành án dân sự còn thiếu.
– Trường hợp ủy thác thi hành án, cơ quan ủy thác phải ghi rõ số phí thi hành án dân sự đã thu, số phí thi hành án dân sự còn phải thu.
Cơ quan nhận ủy thác phải căn cứ vào quyết định ủy thác để tiếp tục thu phí thi hành án dân sự và được quản lý, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự thu được theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, pháp luật không quy định về thời hạn nộp, mà thông qua thủ tục thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện việc thu tiền từ người “bị thi hành án” sau đó thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà “người được thi hành án” phải nộp trước khi chi trả cho họ.
Xem thêm >>
Chi phí thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam
Các trường hợp miễn giảm phí thi hành án dân sự
Như đã phân tích ở trên thì khi người đực thi hành án nhận được tài sản hay tiền từ việc giải quyết vụ việc tranh chấp giữa các bên đương sự thì sẽ phải nộp một khoản phí thi hành án dân sự cho cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên pháp luật nước ta hiện nay cũng đã đưa ra các quy định về một số trường hợp được miễn giảm tiền thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
Các trường hợp miễn phí thi hành án dân sự
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC, người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau:
– Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
– Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
– Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
Các trường hợp giảm phí thi hành án dân sự
Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC trong các trường hợp sau:
– Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.
– Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Người được thi hành án xác minh chính xác tài sản để thi hành án khi yêu cầu thi hành án;
+ Cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
– Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp (2) nêu trên nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
Xem thêm >>
Bổ sung hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Công ty không đóng thuế thu nhập cá nhân xử lý thế nào?
Thu nhập tăng thêm có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Khi nào phải nộp phí thi hành án dân sự” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới làm sổ đỏ cho đất khai hoang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Người nộp phí thi hành án dân sự
Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này.”
Theo đó, người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định, phán quyết của các cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự theo quy định.
Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu sau:
– Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự
– Các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm đối với các trường hợp được miễn và giảm phí thi hành án dân sự nêu tại mục 1 và 2 nêu trên.
Đơn đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự kèm theo các tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Theo Điều 3 Thông tư 216/2016/TT-BTC thì cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự.
Trường hợp đơn, tài liệu chưa đầy đủ thì tổ chức thu phí hướng dẫn người yêu cầu bổ sung theo quy định.
+ Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm sau:
– Xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư 216/2016/TT-BTC;
– Thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.
Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng.
.