Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng tăng cao, nhu cầu tìm việc làm cũng tăng cao. Để theo kịp xu hướng này, các trung tâm dịch vụ việc làm xuất hiện để giúp nhà tuyển dụng và người lao động tìm đến nhau. Quy đinh về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, giải thể… được quy định tại khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm ? Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các quy định tại khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm.
Căn cứ pháp lý
Quy định của khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm năm 2013
Khoản 3 Điều 37 Luật Việc làm
“Chính phủ quy định chị tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm“
Điều 39 của Luật Việc làm
“1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
3. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
4. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.“
Đối tượng áp dụng của khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, đối tượng áp dụng là:
- Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Việc làm, gồm:
- Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Việc làm, gồm:
- Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập;
- Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp trung ương quyết định thành lập.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Việc làm.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.
Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều kiện thành lập
- Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
- Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
- Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
- Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
Điều kiện tổ chức lại và giải thể
Điều kiện tổ chức lại và giải thể: Điều kiện tổ chức lại, giải thể trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Quy định của pháp luật về trung tâm dịch vụ việc làm
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
- Hoạt động tư vấn, gồm:
- Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
- Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
- Giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
- Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
- Phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
- Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm dịch vụ việc làm
Theo quy định Điều 8 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, ãnh đạo của trung tâm dịch vụ việc làm gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, người có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể trung tâm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm. Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quản lý hoạt động dịch vụ việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm
Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận, lập hồ sơ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đến đăng ký dịch vụ việc làm theo các Mẫu số 01, 01a, 02, 03, 03a Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động được giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng theo Mẫu số 04 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
- Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí.
- Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
- Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ- CP gửi cơ quan trực tiếp quản lý và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
Điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm
Điều kiện cấp giấy phép
- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm trở lên.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
- Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Thẩm quyền cấp phép
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
- Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
- Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
- Hoạt động tư vấn, gồm:
- Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
- Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
- Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
- Giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
- Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
- Phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
- Niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động
- Lập, cập nhật, quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm; người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động và thực hiện kết nối, chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động cung ứng dịch vụ việc làm bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của Chính phủ về thương mại điện tử.
- Xây dựng giá cung ứng dịch vụ việc làm và niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
- Báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ việc làm.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định 23/2021/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Xin giấy giám định thương tật ở đâu?
- Chế độ hưởng giám định thương tật
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật việc làm “. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đổi tên căn cước công dân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 10 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn kinh phí quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với các trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Nguồn thu hợp pháp khác.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, ngân hàng ký quỹ thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và các quy định liên quan đến tài khoản này. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Nghị định này.