Kinh doanh nhà nghỉ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhà nghỉ phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, việc xuất trình chứng minh nhân dân (CMND); khi khách có nhu cầu thuê nhà nghỉ là một trong những điều kiện để đảm bảo được yêu cầu đó. Vậy, nếu như không có CMND thì có được thuê nhà nghỉ? Hãy tham khảo video dưới đây.
Quy trình thuê nhà nghỉ
Khi đi thuê nhà nghỉ, có thể bạn không biết quy trình thuê nó khá phức tạp nhưng chủ nhà nghỉ vẫn phải tuân thủ. Cụ thể: Bước 1: Nếu như các bác có nhu cầu thuê nhà nghỉ thì trước hết phải xuất trình giấy tờ tùy thân có kèm ảnh. Căn cứ Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nghĩa vụ kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân;
– Căn cước công dân;
– Hộ chiếu;
– Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài);
– Các loại giấy tờ có dán ảnh do cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp (như Giấy phép lái xe…).
Bước 2: Sau khi xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra. Nhà nghỉ có trách nhiệm kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của khách thuê phòng, ghi đầy đủ thông tin vào Sổ quản lý. Sau đó, bố trí phòng cho khách thuê.
Bước 3: trước 23h hằng ngày thì nhà nghỉ phải thông báo thông tin về khách lưu trú cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách là người nước ngoài (gồm cả nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ). Nếu khách đến lưu trú sau 23h phải thông báo trước 8h sáng ngày hôm sau.
Bước 4; Trả lại giấy tờ cho khách khi khách trả phòng và hoàn thành nghĩ vụ trả phí.
Nếu không có chứng minh, liệu có được thuê nhà nghỉ?
Câu trả lời là có ! Khi mà bạn không có chứng minh hoặc các giấy tờ tương tự thì nhà nghỉ vẫn bố trí phòng cho bạn nhưng quy trình sẽ khác đi 1 chút. Chủ nhà nghỉ sẽ lập tức báo ngay cho Công an xã, phường; thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn. Như vậy, trường hợp khách không có chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác vẫn có thể thuê được phòng. Hơn nữa, hành vi chủ nhà nghỉ không thông báo lưu trú cho khách đến thuê phòng sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng. Căn cứ theo điểm đ khoản 2 điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú; Hi vong bài viết có ích cho bạn ! Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Hi vọng bài viết Không có Chứng minh nhân dân, thuê nhà nghỉ được không?; sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì được cấp căn cước công dân và được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân; do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân; từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng; và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình; trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân; số chứng minh nhân dân gồm 9 số; hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân; do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc.
Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn…