Theo quy định của pháp luật, người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi mang thai sẽ được nghỉ 5 lần đi khám thai định kì và sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm. Tuy nhiên để được hưởng chế độ này thì người lao động phải có các giấy tờ chứng minh. Vậy nếu không đủ 5 giấy nghỉ khám thai có được nhận tiền bảo hiểm không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để trả lời câu hỏi này nhé!
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng chế độ BHXH khi nghỉ khám thai là gì?
Khám thai là một trong những quyền lợi thuộc chế độ thai sản nên theo Điều 30 và Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sẽ được hưởng chế độ khám thai nếu đáp ứng đồng thời 03 điều kiện sau:
1 – Thuộc một trong các đối tượng sau:
– Những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
– Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người công tác trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
2 – Đang tham gia BHXH bắt buộc.
3 – Mang thai.
Nếu có đủ các điều kiện trên, lao động nữ sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần trong thời gian thai kì (theo khoản 1 Điều 32 Luật BHXH năm 2014).
Không đủ 5 giấy nghỉ khám thai có được tiền bảo hiểm?
Theo điều kiện nêu ở mục 1, lao động nữ chỉ cần đang tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian mang thai là có thể được hưởng chế độ nghỉ khám thai.
Mặt khác, Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ khám thai nộp cho cơ quan BHXH chỉ cần có các loại giấy tờ sau:
– Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
– Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản theo mẫu 01B-HSB do đơn vị đơn vị sử dụng lao động lập.
Trong đó, Quyết định 166/QĐ-BHXH cũng không yêu cầu phải có đủ số lượng 05 giấy nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính vì vậy, nếu không có đủ 05 giấy nghỉ khám thai, lao động nữ vẫn được thanh toán tiền BHXH. Nói cách khác, dù không đi khám thai đủ 05 lần, lao động nữ vẫn được chi trả tiền BHXH tương ứng với số lần thực tế mà người này đi khám thai.
Thời hạn giải quyết chế độ nghi khám thai
Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166 xác định thời hạn giải quyết hồ sơ và chi trả tiền khám thai cho người lao động như sau:
Đối với trường hợp do đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Đối với trường hợp do người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Nghỉ khám thai được lãnh bao nhiêu tiền bảo hiểm?
Căn cứ Điều 32 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ khám thai với thời gian như sau:
– Trường hợp thông thường: Nghỉ khám thai 05 lần (01 ngày/lần khám).
– Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: Nghỉ khám thai 05 lần (02 ngày/lần khám).
Lưu ý: Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần.
Theo Điều 39 Luật BHXH năm 2014, số tiền lao động nữ được nhận trong thời gian nghỉ khám thai sẽ được tính theo công thức sau:
Số tiền nghỉ khám thai | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương của các tháng đã BHXH | : | 24 | x | Số ngày nghỉ |
Ví dụ: Chị A đóng BHXH hằng tháng với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Trong thời gian thai sản, chị A nghỉ khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
Tổng số tiền chế độ khám thai của chị A = 100% x 10 triệu đồng : 24 x 05 ngày = 2.083.333 đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Xin giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH
- Cách tính ngày nghỉ thai sản theo quy định năm 2022
- Lao động nữ có được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản?
- Chồng sẽ được nghỉ thai sản nhiều lần khi vợ sinh con từ năm 2021
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không đủ 5 giấy nghỉ khám thai có được nhận tiền bảo hiểm không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người lao động muốn nghỉ hưởng BHXH; thì phải xin giấy chứng nhận tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Sau khi người lao động tiến hành thăm khám; cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
– Chế độ khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần; mỗi lần 01 ngày; Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Chế độ nghỉ khi sinh: Thời gian nghỉ chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi; cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
– Trợ cấp một lần khi sinh: Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.