Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?

bởi Đinh Tùng
Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?

Xin chào Luật sư X. Tôi là một người hành nghề tự do nên không nghiên cứu cũng như tìm hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Vậy luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi liên quan đến khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng không?. Mong luật sư giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc về “Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/09/2022) quy định khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng, như sau:

1. Căn cứ kết quả giám sát, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.

2. Việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào một hoặc kết hợp một số nội dung sau đây:

a) Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo;

b) Trên cơ sở áp dụng phương pháp chuyên gia khi đánh giá, phân tích các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng từ kết quả giám sát kết hợp với kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán độc lập, kết luận kiểm toán nội bộ, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác;

c) Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

3. Khi nhận được các khuyến nghị, cảnh báo, đối tượng giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo, giải trình các khuyến nghị, cảnh báo theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm tối thiểu các nội dung như thực trạng, nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Thời hạn nộp báo cáo, giải trình của đối tượng giám sát ngân hàng được nêu cụ thể trong văn bản khuyến nghị, cảnh báo gửi đối tượng giám sát ngân hàng. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng.

4. Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?
Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?

Áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng được quy định như thế nào?

Tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 23 Thông tư 08/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/09/2022) quy định áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng được quy định như sau:

1. Thẩm quyền quyết định việc can thiệp sớm quy định tại Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung):

a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng (không bao gồm chi nhánh của tổ chức tín dụng) thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

2. Căn cứ kết quả giám sát ngân hàng và quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung), đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện:

a) Trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, ban hành văn bản áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) báo cáo thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.

Việc xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục của đối tượng giám sát ngân hàng phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng và phải bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung).

4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung phương án khắc phục, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phương án khắc phục (đã điều chỉnh, bổ sung) và tổ chức triển khai thực hiện.

Làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 08/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/09/2022) quy định làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng, theo đó:

1. Trong trường hợp cần thiết, khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) quyết định thành lập tổ công tác, nội dung làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng.

2. Trước khi làm việc trực tiếp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng phải thông báo bằng văn bản tới đối tượng giám sát ngân hàng ít nhất trước 03 ngày làm việc; văn bản thông báo phải nêu rõ thành phần của tổ công tác, nội dung, thời gian, địa điểm làm việc.

3. Kết quả làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng phải được lập thành biên bản theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và có ký xác nhận giữa đại diện tổ công tác và đối tượng giám sát ngân hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký tạo chữ ký số, token, chữ ký điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện cấp Giấy phép ngân hàng thương mại cổ phần?

Điều kiện cấp Giấy phép ngân hàng thương mại cổ phần
Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định (Điều 2 Nghị định 86/2019/NN-CP, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng)
Thứ hai, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Thứ ba, người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
Thứ tư, có điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
Thứ năm, có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Thẩm quyền cấp và thu hồi Giấy phép đối với ngân hàng thương mại cổ phần?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 40/2011 thì Thẩm quyền quyết định cấp và thu hồi Giấy phép đối với ngân hàng thương mại cổ phần là:
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tại Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng. Việc thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ nào để thực hiện giám sát ngân hàng?

Căn cứ để thực hiện giám sát ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Điều 26 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Theo đó, căn cứ để thực hiện giám sát ngân hàng được quy định như sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Điều lệ và các văn bản, chính sách nội bộ của đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo hoạt động định kỳ.
4. Báo cáo thống kê.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
6. Các thông tin, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm