Thu hồi nợ trước hạn – Ngân hàng có thể thực hiện không?

bởi MyNgoc
Thu hồi nợ trước hạn - Ngân hàng có thể thực hiện không?

Thu hồi nợ trước hạn – Ngân hàng có thể thực hiện không? là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế có một số trường hợp Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ khi chưa đến hạn. Người dân cần nắm chắc các trường hợp này để không bị mất quyền lợi. Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017;

Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Nội dung tư vấn

Quy định pháp luật về thu hồi nợ trước hạn

Khoản 1 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.

Đồng thời khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Lưu ý: Khi Ngân hàng ra quyết định thu hồi khoản nợ trước thời hạn, tất cả các khoản nợ gốc, lãi, phí, chi phí phải trả theo hợp đồng tín dụng hay các hợp đồng cấp tín dụng khác bên vay đang có với Ngân hàng đều trở thành nợ đến hạn. Do đó, nếu quá thời hạn phải thanh toán được nêu tại thông báo thu hồi nợ mà bên vay không thanh toán đầy đủ các khoản nợ thì Ngân hàng có quyền chuyển toàn bộ các khoản còn nợ sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn, lãi suất chậm trả đối với các khoản còn nợ đó.

Trường hợp nào Ngân hàng được tiến hành thu hồi nợ trước hạn?

Ngân hàng được thu hồi nợ trước thời hạn trong các trường hợp thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc theo pháp luật quy định, cụ thể:

  • Tài liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay, mục đích vay vốn, tài sản bảo đảm do bên vay/bên bảo đảm cung cấp được phát hiện là không chính xác, không trung thực, sai sự thật;
  • Bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích;
  • Bên bảo đảm vi phạm hợp đồng hoặc xảy ra các trường hợp cần phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định tại hợp đồng bảo đảm;
  • Khách hàng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các chứng từ chứng minh hoặc liên quan đến việc sử dụng vốn vay theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ;
  • Khách hàng không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và trung thực các thông tin liên quan đến việc cấp tín dụng như thông tin về nhân thân, tổ chức hoạt động, tình hình tài chính, tài sản và các thông tin khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng và các văn bản thỏa thuận có liên quan;
  • Theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc Ngân hàng phải thu hồi trước hạn hoặc phát sinh sự kiện bất khả kháng;
  • Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng của Ngân hàng với khách hàng.

Thủ tục thu hồi nợ trước hạn của Ngân hàng

Ngân hàng thông báo cho khách hàng về việc thu hồi nợ

Thời gian thông báo theo thỏa thuận cụ thể trong Hợp đồng giữa các bên. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

  • Thời điểm thu hồi nợ;
  • Số dư nợ gốc bị thu hồi;
  • Thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi.

Khách hàng thực hiện thủ tục trả nợ trước hạn

Khi Ngân hàng thu hồi nợ trước hạn, khách hàng cần thực hiện thủ tục trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng vay/hợp đồng tín dụng.

Trường hợp khách hàng không thực hiện trả đủ số nợ như cam kết trong hợp đồng thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Dựa trên biện pháp đảm bảo thì nợ quá hạn được chia thành 02 loại:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: trong trường hợp này, nếu khách hàng không đủ khả năng trả được số tiền đã vay theo hợp đồng thì Ngân hàng có thể thực hiện việc xử lý nợ dựa trên tài sản đã thế chấp.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Đây là trường hợp Ngân hàng cho vay tiền dựa trên uy tín, mức thu nhập, lịch sử tín dụng,… của cá nhân người vay để phục vụ cho các mục đích cá nhân.

Ngân hàng áp dụng các biện pháp thu hồi nợ

Có các biện pháp thu hồi nợ sẽ được áp dụng như sau:

  • Thương lượng, đàm phán với khách hàng để khách hàng hợp tác trả nợ.
  • Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đối với các hợp đồng vay có tài sản bảo đảm.

Đối với biện pháp này ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng. Sau đó, Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay mà hai bên đã thoả thuận. Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay pháp luật quy định gồm: bán đấu giá tài sản; ngân hàng tự bán tài sản; ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng và các phương thức khác mà pháp luật không cấm.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Thu hồi nợ trước hạn – Ngân hàng có thể thực hiện không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thu hồi nợ trước hạn là gì?

Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.

Ngân hàng thông báo cho khách hàng khi thu hồi như thế nào?

Thời gian thông báo theo thỏa thuận cụ thể trong Hợp đồng giữa các bên. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
– Thời điểm thu hồi nợ trước hạn;
– Số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;
– Thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.

Ngân hàng thực hiện các biện pháp thu hồi nợ gì?

Khi thu hồi nợ trước hạn thì có các biện pháp thu hồi nợ sẽ được áp dụng như sau:
– Thương lượng, đàm phán với khách hàng để khách hàng hợp tác trả nợ.
– Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đối với các hợp đồng vay có tài sản bảo đảm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm