Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không?

bởi NguyenThiLanAnh
Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không?

Để có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Việt Nam, các cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện nhất định và phải tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Trong đó vấn đề thời gian hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng rất được quan tâm. Cụ thể, một số người thắc mắc việc kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không? Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống có bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không? Nếu bạn cũng quan tâm đến các vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý

Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không?

Hiện nay, pháp luật không quy định một mốc thời gian cho hoạt động kinh doanh ăn uống. Tuy nhiên, điểm c) Khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt đối với hành vi “Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

Như vậy, kinh doanh ăn uống quá giờ quy định sẽ bị phạt với mức phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Để xác định thời gian hoạt động của cơ sở kinh doanh ăn uống sẽ căn cứ quy định của UBND tỉnh. Ví dụ như trong thời kì Covid, có quy định cơ sở kinh doanh ăn uống phải đóng cửa trước 21h hay 22h thì nếu vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm những loại hình nào?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

“5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể được xem là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không?
Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không?

“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”

Theo đó, không phải trong mọi trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với các trường hợp nêu trên thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền với tổ chức.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng. Trừ những cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ không bị xử phạt.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Kinh doanh ăn uống quá giờ quy định có bị phạt không? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu quy hoạch xây dựng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Để được cấp phép kinh doanh nhà hàng ăn uống, cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Để được cấp phép kinh doanh nhà hàng ăn uống, cần phải đáp ứng một số điều kiện, giấy phép sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu(nếu kinh doanh rượu).

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực mãi mãi không?

Theo quy định của pháp luật  hiện hành thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngay cấp.
Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì một số lý do có thể kể đến như sau:
Sau 03 năm, nhân viên của cơ sở cũng có nhiều biến động, cơ sở vật chất của cơ sở sẽ bị cũ, lạc hậu hoặc hỏng hóc cần phải thay thế bổ sung. Cùng với những sự thay đổi khác, do đó giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là có thời hạn.

Kinh doanh quán bi a đến 12 giờ đêm có được hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực giải trí, việc kinh doanh quán bi-a được coi là hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí. Theo đó, Điều 36 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP, quán bi-a sẽ không được hoạt động vào khung giờ từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm