Xin chào luật sư. Tôi tên là Trương Hữu, sắp tới tôi dự định xây khoảng 16 phòng trọ trên đất của gia đình, bên dưới gia đình tôi ở bên trên sẽ có 4 lầu mỗi lầu có 4 phòng. Vậy, Cho hỏi tôi Kinh doanh nhà trọ có cần giấy phép không? Nếu không đăng ký kinh doanh nhà trọ thì bị phạt bao nhiêu?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Kinh doanh nhà trọ có cần giấy phép không?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Cơ sở pháp lý
Kinh doanh nhà trọ có cần giấy phép không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh gồm:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Theo đó, việc cho thuê nhà trọ là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, cho thuê nhà trọ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Không có giấy phép kinh doanh nhà trọ bị phạt bao nhiêu?
Kinh doanh nhà trọ là ngành nghề phải đăng ký kinh doanh, vì vậy khi không đăng ký, thì người cho thuê nhà trọ để kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định thì cá nhân, tổ chức vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
- Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký theo quy định tại Điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định tại Điểm c khoản 1 điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Trình tự và Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhà trọ
Trước khi kinh doanh nhà trọ, chủ kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện về kinh doanh bao gồm:
- Người đứng đầu cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng.
- Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh.
- Bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
- Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống; phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ sở nằm trong các tòa nhà đã được thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy không phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Từ đó, các thủ tục tiến hành được thực hiện thông qua các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh nhà trọ
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì có 02 hình thức đăng ký kinh doanh phòng trọ mà cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn, tùy theo mức độ quy mô phòng trọ và nhu cầu cá nhân trên thực tế, đó là:
Thành lập doanh nghiệp: Áp dụng với trường hợp kinh doanh thuê phòng trọ với quy mô lớn, cần nhiều nguồn góp vốn và không bị hạn chế về địa điểm cũng như không gian, mở rộng thì trường và tìm kiếm nhiều lợi nhuận chuyên nghiệp hơn. Theo đó, hồ sơ phải nêu rõ ngành nghề kinh doanh là cho thuê nhà ở, văn phòng,… và thực hiện các thủ tục khác sau đăng ký theo quy dính
Thành lập hộ kinh doanh: Áp dụng với người có nhu cầu cho thuê phòng trọ với quy mô nhỏ, số vốn bỏ ra ít và cơ hội tái tạo vòng vốn nhanh mặc dù tính chuyên nghiệp chưa cao. Với hình thức này được hầu hết các cá nhân, tổ chức kinh doanh phòng trọ ở các thành phố lớn chọn lựa. Khi đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, các nhân, tổ chức cũng bị ràng buộc bởi một số quy định như: chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ
a. Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
b. Đối với đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp
- Đối với đăng ký doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Đối với đăng ký công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Đối với đăng ký công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
- Đối với hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện
- Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính
Bước 4: Nhận kết quả
- Hồ sơ thường được giải quyết từ 03-05 ngày nếu hồ sơ không cần sửa đổi bổ sung thêm
- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo bằng văn bản
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục lập vi bằng được thực hiện ra sao theo quy định?
- Thất nghiệp tự nhiên là gì theo quy định 2023?
- Những loại đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Bị sảy thai có được hưởng thai sản không theo quy định?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Kinh doanh nhà trọ có cần giấy phép không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu giấy phép kinh doanh vận tải, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.
Để được xây dựng nhà trọ với mục đất cho thuê thì bạn phải tiến hành xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013
Theo công văn số 615/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế, chủ kinh doanh nhà trọ có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp cũng là 5% của doanh thu trực tiếp từ kinh doanh phòng trọ. Theo đó, hoạt động cho thuê phòng trọ áp dụng thuế suất thu nhập cá nhân 5% cho trường hợp cho thuê nhà trọ.