Theo Điều 27 của Luật Cư trú 2020, việc đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc đối với mỗi công dân đến sinh sống tại chỗ ở ngoài phạm vi đơn vi hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên. Do đó, người dân thuộc trường hợp nêu trên, cần phải đi làm thủ tục đăng ký tạm trú để bảo đảm quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy làm sổ tạm trú cần những gì? Luật Sư X sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Làm sổ tạm trú cần những gì?
Trước khi tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý nào thì bạn cũng cần những hồ sơ nhất định. Sau đó mới thực hiện những thủ tục tiếp theo. Thủ tục làm sổ tạm trú cũng vậy. Bạn cần lưu ý phải chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ và hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đầu tiên là chuẩn bị giấy tờ; tiếp theo bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo tạm trú và tiến hành thủ tục theo yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Để thực hiện thủ tục này bạn cũng cần lưu ý đáp ứng các điều kiện sau:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật cư trú 2020.
Làm sổ tạm trú cần giấy tờ gì?
Để thực hiện làm sổ tạm trú. Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định pháp luật hiện hành. Bao gồm:
- Bản khai nhân khẩu
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- 02 Ảnh 3 x 4cm
- Giấy đăng ký kết hôn (bản sao) nếu có vợ/chồng đăng ký kèm
- Giấy khai sinh con (bảo sao) nếu có con đăng ký kèm
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
Không làm tạm trú bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2022. Quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
– Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi đó, theo Nghị định 167/2013 trước đây chỉ phạt từ 100.000 – 300.000 đồng nếu thuộc một trong các hành vi nêu trên. Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay, người dân nếu không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt đến 01 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Xác định nơi cư trú của cá nhân theo quy định của Luật cư trú 2020
- Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người thuê nhà?
- Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm sổ tạm trú cần những gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người có nhu cầu đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại công an xã, phường, trị trấn nơi tạm trú. Sau đó cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì sẽ trao giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ trả lời bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do.
Theo quy định cũ, trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý. Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2021, đăng ký tạm trú không cần chủ nhà đồng ý, đây là một quy định mới rất thuận lợi cho người đi đăng ký tạm trú.