Tết Quý Mão đang đến dần, nhân viên, người lao động háo hức nhận lương, nhận thưởng. Ngoài tiền lương chính, thưởng Tết cũng được người lao động hết sức quan tâm trong năm mới. Tuỳ vào từng công ty mà mức lương thưởng khác nhau có thể dựa vào thâm niên làm việc, chức vụ, vị trí… Trong vấn đề này cũng rất nhiều người quan tâm đến vấn đề đó là măm 2023, lao động trong thời gian thử việc có được thưởng Tết không? Cùng luật sư X tìm hiểu quy định về thưởng tết đối với nhân viên thử việc ở bài viết dưới đây.
Quy định về thử việc áp dụng theo BLLĐ năm 2019
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Thời gian thử việc bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật này Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Kết thúc thời gian thử việc
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Trong hợp đồng thử việc có quy định về chế độ lương thưởng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo đó hợp đồng thử việc sẽ có các nội dung như sau:
- Thời gian thử việc
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Theo đó thì trong hợp đồng thử việc sẽ có nội dung về mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, chứ không bắt buộc đề cập đến việc thưởng cho người lao động.
Tuy nhiên đối với chế độ thưởng cho người lao động trong thời gian thử việc có thể được doanh nghiệp tự quyết định dựa trên ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và được công bố công khai tại nơi làm việc.
Năm 2023, lao động trong thời gian thử việc có được thưởng Tết không?
Tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc thưởng như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Như vậy, người lao động vẫn sẽ được hưởng chế độ lương, tuy nhiên mức lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Trường hợp thời gian nghỉ lễ Tết nằm trong thời gian thử việc, theo quy định người lao động vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(I) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(II) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(III) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(IV) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(V) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(VI) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Số tiền lương được hưởng trong thời gian nghỉ dịp Tết âm lịch = (Tiền lương thử việc tính theo ngày) x 05 ngày
Người lao động nhận tiền thưởng tết có đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thế như sau:
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mức bồi thường tai nạn lao động năm 2023
- Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023, lao động trong thời gian thử việc có được thưởng Tết không?” hoặc các dịch vụ khác như là đổi tên đệm Bắc Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu không đảm bảo bảo quyền lợi này cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
” Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”
Theo đó, nếu không trả lương ngày lễ cho nhân viên thử việc, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
Lúc này, để đòi đủ tiền lương ngày lễ, người lao động có thể thực hiện thủ tục tố cáo tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Trong quá trình giải quyết, nếu xác minh được hành vi vi phạm của doanh nghiệp, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp thanh toán đầy đủ quyền lợi cho người lao động thử việc.
Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.