Lễ cưới trước hay đăng ký kết hôn trước?

bởi Luật Sư X
Lễ cưới trước hay đăng ký kết hôn trước?

Làm lễ cưới trước hay đăng ký kết hôn trước là băn khoăn của nhiều người. Vậy theo quy định của pháp luật thì như thế nào?

https://www.tiktok.com/@luatsux/video/6850798739553029378?region=VN&mid=0&u_code=d9gle67ka0m7he&preview_pb=0&language=vi&_d=dd999f9cg27h74&share_item_id=6850798739553029378×tamp=1595075884&user_id=6765844950786671618&utm_source=copy&utm_campaign=client_share&utm_medium=android&share_app_name=tiktok&share_iid=6846328809504065281&source=h5_t

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Điều kiện để kết hôn là gì?

Điều kiện để kết hôn được hiểu là những điều mà công dân sẽ phải đáp ứng khi tiến hành kết hôn với một người khác. Thông thường, những điều kiện này được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, những điều kiện chủ yếu liên quan đến độ tuổi, giới tính, năng lực dân sự. Công dân phải đáp ứng điều này để được đăng ký kết hôn. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp kết hôn với người dưới 18 tuổi nên không thể đáp ứng điều kiện, mối quan hệ hôn nhân này sẽ không được pháp luật công nhận và khó đảm bảo quyền lợi nếu có biến cố trong tương lai.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp về kết hôn người đồng giới nhưng chưa được pháp luật công nhận.

Tham khảo: Điều kiện kết hôn với công an

2. Lễ cưới trước hay kết hôn trước

Kết hôn được hiểu là “phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý”. Như vậy có thể hiểu, cưới chỉ là thủ tục lễ nghi, là truyền thống và không có giá trị công nhận mối quan hệ về mặt pháp lý. Công dân muốn nhà nước công nhận cần phải tiến hành đăng ký kết hôn.

Nghĩa vụ đăng ký kết hôn tại UBND là bắt buộc, lễ cưới là không bắt buộc nên việc cưới trước hay sau pháp luật chưa có quy định cụ thể.

Đối với Thành phố Hải Phòng thì hơi khác khi cư dân sẽ phải đăng ký kết hôn trước khi cưới theo Quyết định 2822/2015/QĐ-UBND:

Điều 4. Tổ chức lễ cưới:
1. Các nghi lễ như: chạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu tổ chức đơn giản tiết kiệm, gọn nhẹ không tổ chức ăn uống linh đình. Lễ cưới chỉ được tổ chức khi đã có đăng ký kết hôn. Việc đi ăn hỏi, đưa, đón dâu phải tuân thủ quy định về trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội.
2. Trang trí trong lễ cưới và trang phục của cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.
3. Tổ chức tiệc trà hoặc tiệc mặn thực hiện trong một ngày, trên tinh thần tiết kiệm. Khách mời dự tiệc cưới trong phạm vi họ hàng, láng giềng gần gũi, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết. Nghiêm cấm đốt pháo nổ, dựng rạp phù hợp không lấn chiếm lòng đường trong quá trình tổ chức lễ cưới. Không sử dụng các loại pháo giấy gây ảnh hưởng đến an toàn lưới điện và gây mất vệ sinh môi trường.
4. Âm nhạc trong lễ cưới phải lành mạnh, vui tươi. Không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn VN26:2010/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ ly hôn nhanh

Hotline: 0833.102.102

Hi vọng bài viết này sẽ có X

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm