Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh năm 2022 là bao nhiêu?

bởi TranQuynhTrang
Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh năm 2022 là bao nhiêu?

Xin chào Luật sư X. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến thủ tục trích lục bản sao giấy khai sinh, mong được Luật sư giải đáp. Hiện gia đình tôi đi làm thủ tục ly hôn đến thừa kế thì văn phòng công chứng yêu cầu cần có giấy khai sinh của bố tôi, bố tôi đã mất. Hiện gia đình tôi đã làm thất lạc giấy khai sinh của bố nên có thắc mắc rằng có thể đăng ký hay xin bản sao giấy khai sinh cho người đã chết không? Ai có quyền yêu cầu cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của người đã chết? Và lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh hiện nay là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Có thể thực hiện đăng ký lại giấy khai sinh cho người đã chết không?

Căn cứu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Theo đó, nếu trong trường hợp bố chị mất thì về mặt quy định không thể thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh theo quy định tại khoản 3 nêu trên do việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm đăng ký.

Ai có quyền yêu cầu cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của người đã chết?

Tuy nhiên, trong trường hợp này của chị hồ sơ lưu giữ hộ tịch vẫn còn lưu trữ tại cư quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý. Do đó, chị có quyền yêu cầu cơ quan quản lý hộ tịch cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của bố chị theo quy định tại Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh năm 2022 là bao nhiêu?
Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh năm 2022 là bao nhiêu?

Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc

1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Như vậy, trường hợp của chị thì chị có thể yêu cầu cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của bố chị theo quy định tại khoản 3 nêu trên.

Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình các loại giấy tờ gì?

Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc

1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

2. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

3. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.

4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Như vậy, khi yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc, chị phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Bên cạnh đó chị còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

Giá trị của bản sao Giấy khai sinh

Theo Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”

Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh năm 2022 là bao nhiêu?

Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí khi khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch như sau:

SttNội dungMức thu
1Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam3.000.000 đồng/trường hợp
2Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam2.500.000 đồng/trường hợp
3Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam2.500.000 đồng/trường hợp
4Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký
5Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam100.000 đồng/trường hợp
6Phí xác nhận là người gốc Việt Nam100.000 đồng/trường hợp

Theo quy định nêu trên thì lệ phí xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh là 8.000 đồng/bản sao.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Lệ phí cấp bản sao giấy khai sinh năm 2022 là bao nhiêu?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục giải thể công ty, dịch vụ giải thể công ty trọn gói của chúng tôi… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Bản sao giấy khai sinh có hiệu lực bao lâu?

Luật Công chứng 2014 và các văn bản khác có liên quan không quy định về thời hạn của bản sao giấy khai sinh. Thế nhưng trên thực tế, nhiều nơi yêu cầu người dân xuất trình bản sao giấy khai sinh có chứng thực trong thời hạn 06 tháng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bản sao có giá trị thay thế cho bản chính trong các trường hợp pháp luật quy định nên hiệu lực bản sao phụ thuộc vào thời hạn bản chính.
Theo đó, bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như: Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh thư nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?

– Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
– Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Có những loại bản sao giấy khai sinh nào?

Khi nhắc đến bản sao, mọi người thường mặc định là bản photo được công chứng, chứng thực từ bản chính. Song theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao có 2 loại, bản sao Giấy khai sinh cũng vậy, cụ thể:
– Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
– Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm