Bảo hiểm tiền gửi ra đời là một giải pháp hữu hiệu, có vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đây là một giải pháp hữu hiệu giúp giảm bớt sự lo lắng, bất an của người gửi tiền kiệm, là một biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và hoạt động của ngân hàng. Vậy chi tiết bảo hiểm tiền gửi là gì? Hiện nay những loại tiền gửi nào không được bảo hiểm tiền gửi? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về những quy định xoay quanh nội dung này tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Trong đó:
– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào thì có bảo hiểm tiền gửi?
Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi đã quy định về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định này, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi (trừ ngân hàng chính sách) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trong đó, Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP liệt kê các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân bao gồm:
– Ngân hàng thương mại.
– Ngân hàng hợp tác xã.
– Quỹ tín dụng nhân dân.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các tổ chức này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các địa điểm sau:
– Trụ sở chính.
– Chi nhánh.
– Các điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân.
Với quy định này có thể hiểu rằng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang nhận tiền gửi tiết kiệm hợp pháp của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Năm 2023 loại tiền gửi nào không được bảo hiểm tiền gửi?
Điều 19, Luật bảo hiểm tiền gửi, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định một số loại tiền gửi sau đây không được bảo hiểm:
“- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
– Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.”
Ngoài ra, tiền gửi không phải bằng Đồng Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô, tiền gửi không phải của cá nhân thì không được bảo hiểm tiền gửi.
Phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay là bao nhiêu?
Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
– Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Người gửi tiết kiệm được trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?
Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi đã nêu rõ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm như sau:
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Như vậy, khi ngân hàng, tổ chức tín dụng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Việc trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền sẽ được thực hiện bởi tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi, thời hạn trả tiền bảo hiểm là 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm tiền gửi được trả là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng bao gồm:
– Tiền gốc và tiền lãi.
– Tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Căn cứ Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, hạn mức trả tiền bảo hiểm trả cho một người tại một tổ chức tin dụng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là tối đa 125 triệu đồng.
Lưu ý: Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại ngân hàng thì số nợ đó sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền gửi được bảo hiểm, cá nhân được nhận số tiền còn lại sau khi trừ nợ.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề loại tiền gửi nào không được bảo hiểm tiền gửi chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 loại tiền gửi nào không được bảo hiểm tiền gửi?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về mẫu thừa kế tài sản đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Được chi trả những khoản tiền nào khi đi nghĩa vụ quân sự quy định 2022
- Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định 2022
- Khi nào cần phải sao kê ngân hàng theo quy định chi tiết
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới các hình thức sau đây:
– Tiền gửi có kỳ hạn.
– Tiền gửi không kỳ hạn.
– Tiền gửi tiết kiệm.
– Chứng chỉ tiền gửi.
– Kỳ phiếu.
– Tín phiếu.
– Các hình thức tiền gửi khác.
Thứ nhất: bảo vệ người gửi tiền, đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.
Thứ hai: Mục đích không kém phần quan trọng của bảo hiểm tiền gửi đó chính là góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng trong một số trường hợp các tổ chức này lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Việc bảo hiểm tiễn gửi sẽ giúp cho người dân tin tưởng vào khả năng chi trả của ngân hàng tín dụng nếu rơi vào trường hợp trên, từ đó giảm thiểu được hoạt động đột biến rút tiền gửi, góp phần tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức tiền gửi sự cố không may xảy ra.
Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế:
+ Với hệ thống các tổ chức tín dụng, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
+ Với nền kinh tế, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tienf gửi góp phần duy trì sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội, tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế.