Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?

bởi PhamThanhThuy
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?

Chào luật sư, nhà tôi có kinh doanh mua bán tạp hoá tổng hợp. Tôi có ý định lấy bình ga về bán với số lượng lớn. Không biết cần những điều kiện gì theo quy định? Có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ hay không? Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì? Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với những đối tượng nào theo quy định? Thời hạn của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện nay là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề này chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Bảo hiểm cháy nổ là gì?

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hay các công ty đều không quan tâm mặn mà đối với bảo hiểm cháy nổ này. Vì họ cho rằng việc xảy ra cháy nổ là một sự cố hi hữu và rất ít khi xảy ra.

Tuy nhiên, theo thực tế cho thấy thì những vụ cháy nổ thường xảy ra chủ yếu là do sự chủ quan của người dân. Họ không trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy hoặc trang bị nhưng không đủ điều kiện an toàn, đạt tiêu chuẩn. Chính vì thế mà có những vụ cháy nổ xảy ra vô cùng nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về tài sản và cả tính mạng con người.

Phí bảo hiểm cháy nổ hiện nay khá thấp mà lại còn được đảm bảo quyền lợi và bảo vệ tài sản cho mình. Mặc dù vậy thì mọi người lại thường cho rằng khi tham gia bảo hiểm cho tài sản cố định hoặc chỉ là đóng cho những loại tài sản có giá trị ít nhất để chống đối và ứng phó. Chính vì thế mà khi xảy ra sự cố cháy nổ thì việc san sẻ rủi ro không đáng kể và nó không còn tác dụng.

Bên cạnh đó thì khách hàng chỉ có thể mua bảo hiểm chảy nổ khi đã thực hiện và được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. Do đó rất nhiều người cảm thấy thủ tục này rất phức tạp nên đã không mua bảo hiểm.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?

Thứ nhất: bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong những hình thức bồi thường sau đây:

  • Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
  • Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
  • Trả tiền bồi thường

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám

định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Được đền bù tổn thất theo quy định: Số tiền sẽ là giá trị thành tiền theo giá thị trườn của tài sản tham gia bảo hiểm.

  • Các trường hợp sẽ không được bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm:
  • Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.
  • Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.
  • Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
  • Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
  • Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
  • Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của bên mua bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng bảo hiểm.
  • Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.
  • Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hiện nay ra sao?

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.

2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.

b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

c) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

4. Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).

5. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

1. Phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

– Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

– Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

– Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

– Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

– Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

– Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

– Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

– Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

– Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.

c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm những gì?

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

b) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

c) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).

d) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

đ) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.

e) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm thu thập tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Lợi ích khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công chứng giấy khai sinh ở đâu, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự, tra cứu thông tin quy hoạch…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?

Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:
Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận

Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là gì?

Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm những gì?

Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm