Lợi nhuận kế toán trước thuế là một khía cạnh còn khá mới lạ đối với nhiều doanh nghiệp, dù đây là một vấn đề yêu cầu các doanh nghiệp cần phải nằm lòng để tránh xảy ra sai sót. Không ít các trường hợp xảy ra nhầm lẫn giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập trước thuế. Vậy câu hỏi đặt ra là lợi nhuận kế toán trước thuế là gì? Gồm những quy định cụ thể nào, sau đây hãy cùng đón đọc bài viết về vấn đề này của Luật sư X nhé!
Lợi nhuận kế toán trước thuế là gì?
Lợi nhuận kế toán trước thuế hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế, được hiểu là thu nhập trước lãi vay và thuế. Đây là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu trừ đi phần chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh, nhưng không bao gồm thuế và lãi vay phải trả.
Lợi nhuận trước thuế còn được biết đến với tên tiếng anh là Earnings Before TAX (EBIT). Là một số liệu cụ thể dùng để đo lường lợi nhuận mà nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp có được trước khi thanh toán lãi vay và thuế nếu có. Như vậy lợi nhuận trước thuế nghĩa là phần lợi nhuận mà công ty/doanh nghiệp thu được sau khi trừ số tiền bỏ ra kinh doanh nhưng chưa trừ thuế thu nhập và lãi.
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) thường có trên các báo cáo thu nhập giao dịch, lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu EBIT là kết quả từ việc khấu trừ các chi phí khác nhau từ doanh thu. Kết quả của việc này sẽ cho ra lợi nhuận gộp. Chính từ thu nhập này, doanh nghiệp sẽ khấu trừ khoản chi rồi cho ra thu nhập trước khi tính lãi và thuế.
Bởi vì đã loại bỏ lãi vay và thuế, nên việc kiểm tra lợi nhuận trước thuế có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hơn là xem xét thu nhập ròng. Dựa trên kết quả đó, người ta mới đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay không có lãi và lãi bao nhiêu.
Phương pháp tính lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận trước thuế bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận phát sinh khác. Lợi nhuận trước thuế được tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí.
Cụ thể, công thức tính lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế= Lợi nhuận thu về từ kinh doanh + Lợi nhuận phát sinh bất thường + Lợi nhuận trong quá trình hoạt động tài chính
Hoặc:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó: Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Sau khi đã tổng hợp số liệu và hoàn thành xong các bước xác định chi phí thì ta mới có thể xác định chính xác lợi nhuận trước thuế từ đó có thể xác định đúng về tình trạng lãi, lỗ của doanh nghiệp.
Các bước tính lợi nhuận trước thuế
Để tính lợi nhuận sau thuế chính xác cần làm theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Tính tổng doanh thu
Trước tiên chúng ta cần tính tổng lợi nhuận bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí sản phẩm bán ra. Công thức sẽ là:
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Giá vốn bán hàng của doanh nghiệp
Trong đó giá vốn bán hàng sẽ gồm: giá vốn, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, các khoản phí phát sinh theo hoạt động.
Bước 2: Tính chi phí phát sinh của doanh nghiệp
Tiếp theo cần tính tổng các khoản phí phát sinh trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Đây là những khoản phí phát sinh không nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận – Chi phí phát sinh hàng ngày
Ví dụ cụ thể về lợi nhuận trước thuế:
Doanh nghiệp A kinh doanh ngành thực phẩm. Năm 2021 doanh nghiệp A có tổng doanh thu kinh doanh là 15 tỷ đồng. Trong đó:
- Tổng số tiền doanh nghiệp A mua sản phẩm từ công ty B là 7 tỷ đồng.
- Chi phí vận chuyển hàng từ công ty B về doanh nghiệp A là 600 triệu đồng.
- Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 250 triệu đồng.
- Chi phí thuê địa điểm và nhân viên là 2 tỷ đồng.
- Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 150 triệu đồng
EBIT = 15 tỷ – (7 tỷ + 2 tỷ + 600 triệu + 250 triệu) – 150 triệu = 5 tỷ
Như vậy doanh nghiệp A đang kinh doanh có lãi.
Có được phép chia lợi nhuận trước thuế hay không?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có bất kì quy định nào bắt buộc phải chia lợi nhuận sau thuế cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Do đó, các doanh nghiệp vẫn có thể được phép thực hiện chia lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng phần thuế phải nộp và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có căn cứ chia lợi nhuận.
Trong các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, thường chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác.
Việc chia lợi nhuận khi chưa tính thuế có thể dẫn đến sai sót và việc lấy lại lợi nhuận từ các chủ thể cũng có thể có khó khăn, chậm lấy lại hoặc có nhiều trường hợp không thể lấy lại được dẫn đến việc thất thoát khoản tiền đáng kể cho doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại quy định mới 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà hiện nay
- Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
- Kê khai thuế sai có bị phạt không?
Câu hỏi thường gặp
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (EBT) là một chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong năm tài chính (thường là 1 năm), trước khi doanh nghiệp thanh toán chi phí thuế TNDN (nếu có).
Bản chất của Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là phần lợi nhuận có được khi điều chỉnh lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp trừ đi các khoản chi khác phát sinh trong niên độ kế toán (thường là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay), sau đó cộng với lợi nhuận khác. Chính vì thế mà chỉ tiêu này phản ánh rõ nét lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm đó là lãi hay lỗ.
Để tính toán Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, bộ phận kế toán cần tổng hợp toàn bộ chứng từ phát sinh trong năm và phản ánh rõ ràng vào đúng khoản mục doanh thu, chi phí tương ứng. Bản chất của lợi nhuận là phần lợi ích kinh tế thu được, vì thế bạn cần nắm rõ chỉ tiêu EBT phát sinh từ hoạt động nào của doanh nghiệp? Bao gồm lợi nhuận thuần (khoản thu đến từ hoạt động kinh doanh chính của Doanh nghiệp – theo Đăng Ký Kinh Doanh) và Lợi nhuận khác (là khoản không thường xuyên và bất thường, không đến từ hoạt động kinh doanh chính).
Lợi nhuận trước thuế giúp doanh nghiệp tránh được những phát sinh không đáng có trong quá trình kêu gọi đầu tư, quyết toán thuế.
Chỉ số này giúp doanh nghiệp có các phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dựa trên đó đề ra các phương án hợp lý để nâng cao năng suất sản xuất.
Chủ doanh nghiệp thông qua lợi nhuận trước thuế có thể minh bạch các khoản đầu tư tài chính. Con số chính xác thu được sẽ giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh tối ưu hơn.
Dựa vào lợi nhuận trước thuế, các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp dễ dàng so sánh hoạt động của 2 công ty khác nhau. Sau đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.