Dùng vàng thanh toán mua bán nhà đất có hợp pháp không?

bởi VinhAn
Dùng vàng thanh toán mua bán nhà đất có hợp pháp không?

Vàng từ lâu đã được coi như một tài sản có giá trị, một hình thức để đầu tư, tiết kiệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan tới việc dùng vàng để thanh toán. xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi có liên quan; cụ thể bạn Nguyễn Phương T có thắc mắc về việc dùng vàng thanh toán mua bán nhà đất như sau:

“Chào Luật sư X, tôi là Phương T hiện đang làm việc và công tác tại Hà Nội. Tôi có câu hỏi như sau: Dạo gần đây, vợ chồng tôi có một mảnh đất muốn thu mua; nhưng không biết rằng nếu giờ vợ chồng tôi dùng vàng miếng thay tiền để thanh toán mua bán nhà đất thì có hợp pháp không? Mong Luật sư giải đáp, tôi cảm ơn Luật sư.”

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Hình thức thanh toán là gì?

Hình thức thanh toán là là dạng tài sản được dùng để thanh toán.

Hiện nay hình thức thanh toán hợp pháp gồm hai dạng sau: hình thức thanh toán bằng tiền mặt và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản, tín dụng, ghi séc,…)

Dùng vàng làm hình thức thanh toán mua bán nhà đất có hợp pháp không?

Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định như sau về việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán:

Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, theo khoản 4, điều 19 này thì người dân không được dùng vàng làm phương tiện thanh toán khi mua bán nhà đất nói riêng và các hoạt động mua bán nói chung.

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 3 điều 3:

“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”

Ngoài ra, điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP cũng quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng; cụ thể:

Tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 :

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Như vậy theo những quy định trên hành vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý như sau:

Nếu người dân dùng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ bị phạt cảnh cáo.

Trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi.

Giải quyết tình huống

Như vậy, việc dùng vàng để thanh toán cho giao dịch mua bán nhà đất là không hợp pháp và không được phép. Nếu cố tình thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, để đảm bảo việc mua bán nhà đất của bạn được thực hiện đúng quy định pháp luật, bạn và hàng xóm phải thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam như thông thường.

Sau khi nhận tiền từ người mua nhà đất, nếu bạn có nhu cầu có thể đến các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng để mua vàng miếng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Dùng vàng thanh toán mua bán nhà đất có hợp pháp không?. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức chuyển nhượng đất là gì?

Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013; hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho và góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hay chứng thực. Trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm b khoản này.

Những loại thuế, phí cần đóng khi thực hiện mua bán đất đai?

Các loại thuế, phí cần đóng: 
Thuế thu nhập cá nhân: 2 %
Lệ phí trước bạ: 0,5 %
Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);
Lệ phí cấp sổ đỏ tùy theo từng trường hợp cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm