Phạt cảnh cáo được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?

bởi
phạt cảnh cáo là gì

Có rất nhiều hình phạt được đưa ra dành cho người phạm tội; tùy vào mức độ, hành vi và hậu quả; mà người phạm tội gây ra cho cá nhân, tổ chức hoặc xã hội. Nhẹ thì chỉ phạt cảnh cáo; còn nặng thì tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Trong bài này; Luật sư X sẽ đưa ra một số thông tin liên quan đến mức phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo. Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Căn cứ pháp lý:

Phạt cảnh cáo là gì?

Phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng cả trong xử lý vi phạm hành chính cũng như trong pháp luật hình sự. Phạt cảnh cáo có thể hiểu là sự trừng phạt nhẹ, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, không nghiêm trọng, tùy vào đối tượng và hành vi sẽ quy định mức phạt hợp lí, thường thì người bị kết án sẽ chịu mức tổn thất về mặt tinh thần nhiều hơn là vật chất.

Theo phương diện pháp luật, căn cứ theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì tại Điều 21 cảnh cáo là một trong các hình thức xử phạt hành chính:

Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất. …

Căn cứ theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung; thì tại Điều 32 và Điều 98; cảnh cáo cũng là một trong các hình phạt đối với người phạm tội; được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình. …

Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền.

3. Cải tạo không giam giữ.

4. Tù có thời hạn. …

Khi nào thì mới sử dụng hình thức phạt cảnh cáo?

Tùy vào mức độ lỗi của người bị kết án thì sẽ chịu các mức phạt khác nhau, phạt cảnh cáo được sử dụng trong các trường hợp sau đây theo Điều 22 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể:

  1. Được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, không có ảnh hưởng, gây hậu quả đáng kể cho xã hội, hoặc vi phạm đó có tình tiết giảm nhẹ như không đến từ ý chí chủ quan của người vi phạm, sự kiện bất khả kháng, chiếu theo pháp luật chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
  2. Đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. 

Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Điều 22. Cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Ví dụ: Gia đình X có đứa nhóc 15 tuổi, hay quấy phá nhà hàng xóm, thậm chí làm hư hỏng một số vật dụng. Hành vi này bị chính quyền địa phương can thiệp. Vì xét theo độ tuổi, nhận thức cũng như thiệt hại, chính quyền địa phương quyết định có hình thức xử lý là phạt cảnh cáo, khiển trách công khai, đồng thời nhờ gia đình giám sát giáo dục thường xuyên. Quyết định phạt cảnh cáo được lập và in ra làm văn bản. Đối với bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung tại Điều 34 có quy định trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, cụ thể:

  • Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.
  • Có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa tới mức miễn hình phạt.

Điều 34. Cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Ví dụ: Đang đi nhanh, xe nổ lốp giữa đường vô tình tông trúng người khác, chỉ xây xát nhẹ, tỉ lệ thương tổn 35%. Tuy nhiên người kia kiện, người có lỗi sau khi được cơ quan chức năng xem xét điều kiện, hoàn cảnh có lỗi thì đưa ra quyết định hình phạt cảnh cáo cho tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trên đây là một vài thông tin liên quan đến hình thức phạt cảnh cáo trên phương diện luật hành chính và luật hình sự.

Câu hỏi thường gặp

Phạt cảnh cáo là gì?

Phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng cả trong xử lý vi phạm hành chính; cũng như trong pháp luật hình sự. Phạt cảnh cáo có thể hiểu là sự trừng phạt nhẹ, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, không nghiêm trọng, tùy vào đối tượng và hành vi sẽ quy định mức phạt hợp lí, thường thì người bị kết án sẽ chịu mức tổn thất về mặt tinh thần nhiều hơn là vật chất. v

Khi nào bị phạt cảnh cáo?

Tùy vào mức độ lỗi của người bị kết án thì sẽ chịu các mức phạt khác nhau, phạt cảnh cáo được sử dụng trong các trường hợp sau đây theo Điều 22 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể:
Được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, không có ảnh hưởng, gây hậu quả đáng kể cho xã hội, hoặc vi phạm đó có tình tiết giảm nhẹ như không đến từ ý chí chủ quan của người vi phạm, sự kiện bất khả kháng, chiếu theo pháp luật chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. 

Cảnh cáo được quyết định bằng hình thức nào?

Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X!

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư X. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102  

Xem thêm: Bị phạt hành chính có phải là tiền án tiền sự?

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm