Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 Có hiệu lực từ ngày 01/07/2011, quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm , xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm…
Tại bài viết sau đây, Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Luật an toàn thực phẩm mới nhất 2022“. Hi vọng bài viết này mang đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.
Căn cứ pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm 2010
An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:
- Theo đó, an toàn vệ sinh thực phẩm chính là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người cũng như áp dụng các biện pháp, phương án khác nhau để triệt tiêu các yếu tố gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người, và giữ cho thực phẩm luôn sạch sẽ, vệ sinh, dinh dưỡng đến tay người tiêu dùng.
An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.
Luật an toàn thực phẩm năm 2022
Các giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn được quy định tại khoản 6 điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010
- Những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cần phải xây dựng dựa trên những điều kiện này để phù hợp nhất với quy định pháp luật. Hiện nay, thực phẩm bẩn vẫn đang được mua bán và tiêu thụ tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Đứng trước tình hình này thì xã hội cần chung tay thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà nước mà còn trách nhiệm của người dân và toàn xã hội.
Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan Nhà nước
- Để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần có sự phối hợp của quần chúng nhân dân, toàn xã hội và trước tiên là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Một trong các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng đó chính là cần những văn bản pháp luật quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời có các quy định xử phạt nghiêm minh những đối tượng vi phạm.
- Cơ quan Nhà nước được giao thẩm quyền quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ các cơ sở chế biến, nhà sản xuất để phát hiện sớm các sai phạm, xử lý nghiêm khắc. Với cách quản lý hiệu quả và những chế tài xử phạt nghiêm minh, quyết liệt sẽ góp phần hạn chế tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và ngày càng nâng cao chất lượng thực phẩm đến tay người tiêu dùng.
Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ nhà sản xuất, cơ sở chế biến
Các nhà sản xuất, các cơ sở chế biến chính sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến kết quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể những vấn đề cần phải thực hiện bao gồm:
- Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan Nhà nước đã xây dựng những quy định cụ thể về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đưa ra những tiêu chuẩn mà các thực phẩm cần phải đáp ứng. Vậy thì các nhà sản xuất, cơ sở chế biến hãy tuân thủ theo đúng các quy định và tiêu chuẩn theo pháp luật. Như vậy là đã có thể hạn chế tối đa thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường. - Tuyệt đối không sử dụng các loại chất cấm trong quá trình sản xuất
Đây chính là một trong các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cực kỳ cấp bách và cần thiết hiện nay. Bởi vì thực trạng sử dụng các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, chất phụ gia…trong quá trình chế biến thực phẩm là nguyên nhân gây ra những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đồng thời cần phải đảm bảo thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có đầy đủ các thông tin cần thiết để người tiêu dùng nắm được rõ.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu đối với các nhà sản xuất, cơ sở chế biến. Đây cũng chính là điều kiện và là cơ sở để xác nhận cơ sở này có đảm bảo đủ điều kiện cung cấp thực phẩm an toàn hay không.
Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính người tiêu dùng
Người tiêu dùng chính là những người sử dụng trực tiếp các loại thực phẩm vậy nên mỗi người hãy tự tìm hiểu để biết cách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lựa chọn thực phẩm an toàn
Khi mua thực phẩm hãy mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng trên sản phẩm phải có nhãn mác, thông tin cụ thể có đăng ký với cơ quan quản lý. Thực phẩm phải được cung cấp từ những cơ sở có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chọn mua các loại thực phẩm như thịt cá hoặc rau củ cần đảm bảo tươi sống, không để lâu ngày bị biến đổi màu sắc, không bị héo úa, dập nát, lên mầm. Đối với thực phẩm đông lạnh bao bì phải nguyên vẹn có các thông tin rõ ràng về sản phẩm. Tuyệt đối không mua thực phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Trường hợp là những thực phẩm nhập khẩu hãy chú ý tới nguồn gốc, chất lượng và thời hạn của thực phẩm.
Bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn
Thực phẩm phải được bảo quản đúng cách và hợp lý để không làm mất chất dinh dưỡng hoặc khiến cho thực phẩm bị hỏng. Trong quá trình chế biến cần đảm bảo vệ sinh ăn chín uống sôi. Giữ khu vực chế biến thức ăn gọn gàng và sạch sẽ, vệ sinh các dụng cụ chế biến thường xuyên.
Chú ý không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín, không để các loại ruồi, nhặng tiếp xúc với thực phẩm. Sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm, rửa rau quả tươi khi, rửa kỹ dưới vòi nước chảy….
Mời bạn xem thêm:
- Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh được hiểu là gì?
- Mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm 2022
- Công an điều tra có quyền dùng bức cung, nhục hình không?
- Bảo vệ người ngay tình trong giao dịch quyền sử dụng đất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Luật an toàn thực phẩm mới nhất 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người Nhật Bản… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
+ Bộ Y tế
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Bộ Công Thương
Khi tìm hiểu an toàn vệ sinh thực phẩm là gì thì bạn cũng cần nắm được tại sao lại phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy cho nên, việc giữ gìn cho thực phẩm luôn tinh khiết là điều tất yếu nhất hiện nay.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện:
+Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm;
+Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.