Vấn đề thừa kế đang là một trong những vấn đề được quan tâm đến nhất hiện nay trong các gia đình. Các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình cũng phát sinh từ đó; và đôi khi sự canh tranh chuyển biến trở thành khốc liệt; dẫn đến hậu nhiều hậu quả xấu làm mất tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Các vấn đề dẫn đến việc chia tài sản thừa kế như là người có tài sản chết rồi để lại di chú; hoặc không có di chúc, di chúc không hợp pháp…Như vậy vấn đề đặt ra là cha mẹ vẫn còn sống thì có thể chia tài sản được không. Hãy cùng tìm hiểu bài viết ” Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống” để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Chào Luật sư. Bố mẹ tôi nay cũng ngoài 70 tuổi và có 03 người con. Vì đã già yếu muốn phân chia tài sản cho các con. Vậy luật sư cho tôi hỏi là có thể chia tài sản khi bố mẹ còn sống không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Khi bố mẹ còn sống con cái có thể tài sản không?
Theo Khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự quy định “thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.
Như vậy ta có thể hiểu rằng chỉ khi nào bố mẹ chết thì con cái mới được thừa kế tài sản của bố mẹ.
Còn nếu như bố mẹ muốn chia cho con cái tài sản khi bố mẹ vẫn còn sống thì việc chia tài sản chỉ có thể thực hiện thông qua việc tặng cho tài sản.
Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống như thế nào?
Việc chia tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống; là sự thể hiện ý chí định đoạt của bố mẹ; mong muốn để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho con cái; việc chia tài sản chỉ có thể thực hiện thông qua tặng cho. Việc tặng cho tài sản cho con cái khi còng sống; cần phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tặng cho tài sản.
Tặng cho tài sản
Việc tặng cho tài sản giữa bố mẹ và con cái thông qua hợp đồng tặng cho. Hợp đồng có thể bằng miệng hoặc lập thành văn bản. Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 “ Hợp đồng tặng cho tài sản; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình; và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho; mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Theo pháp luật dân sự, khi bố mẹ còn sống việc tặng cho tài sản cho con; không bắt buộc phải lập thành văn bản, trừ trường hợp tặng cho bất động sản. Tuy pháp luật không bắt buộc nhưng việc lập thành văn bản là cần thiết khi tặng cho tài sản; không phải bất động sản, để lấy đó làm bằng chứng; để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp sau này.
Để hợp đồng tặng cho tài sản phát sinh hiệu lực phải đảm bảo điều kiện; về chủ thể và hình thức của hợp đồng:
– Về chủ thể: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự; không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Về hình thức:
+ Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho; có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký (quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015).
+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực; hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu; thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản; (quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015).
Hình thức tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng tặng cho tài sản; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình; và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; bên được tặng cho đồng ý nhận.
Tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống theo pháp luật dân sự hiện hành; không bắt buộc tặng cho tài sản phải lập thành văn bản; đây chính là quy định tránh thủ tục, giấy tờ. Ngoại lệ, đối với trường hợp tặng cho bất động sản. Tuy nhiên, cha mẹ khi tặng cho tài sản cho con cái thì nên lập thành văn bản; đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.
Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống?
Hợp đồng tặng cho tài sản nói riêng và giao dịch dân sự nói chung; có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự; không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; trong trường hợp luật có quy định.
Trường hợp tặng cho con cái tài sản là động sản thì căn cứ Điều 458 BLDS 2015; Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu; thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Còn đối với trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản; thì theo Điều 459 BLDS 2015: Tặng cho bất động sản; phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký; nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu; thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Quy định về tặng cho tài sản có điều kiện cho con cái khi bố mẹ còn sống
Bố mẹ chia tài sản cho con cái bằng hình thức tặng cho có điều kiện; được pháp luật quy định như sau:
Bố mẹ có thể yêu cầu con cái được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ; trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho (con cái); đã hoàn thành nghĩa vụ mà bố mẹ không giao tài sản; thì bố mẹ phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho (con cái); không thực hiện thì bố mẹ có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngưng công ty; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Tội quấy rối người khác qua điện thoại
- Làm gì khi bị người khác dọa đánh
- Tổ chức đánh bạc qua mạng bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Việc chia tài sản cho con cái khi bố mẹ còn sống là sự thể hiện ý chí định đoạt của bố mẹ, mong muốn để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho con cái, việc chia tài sản chỉ có thể thực hiện thông qua tặng cho. Việc tặng cho tài sản cho con cái khi còng sống cần phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tặng cho tài sản.
Việc chia tài sản của cha mẹ khi còn sống không có quy định của pháp luật cụ thể nhưng có cha mẹ có thể chia tài sản cho con cái thông qua hình thức tặng cho tài sản theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc tặng cho tài sản của cha mẹ cho con cái thì không yêu cầu lập thành văn bản. Tuy nhiên để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có sau này thì khuyến khích cha mẹ lập thành văn bản để đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.