Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?

bởi Tình
Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Hà. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế và không tìm hiểu nhiều về pháp luật, nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể là Luật về cần sa ở Việt Nam quy định những gì? Có những điểm gì nổi bật? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc “Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Cần sa là gì?

Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng mạnh trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol).

THC gây ảnh hưởng đến tính khí và sự nhận thức của người sử dụng. THC vào máu qua thành phổi (nếu hút), hoặc qua màng bao tử và ruột non (nếu ăn). Máu chuyển THC lên não và tạo cảm giác ‘phê’. 

Ma túy vào máu qua việc hút nhanh hơn là qua đường thức ăn. Cần sa được xếp vào loại ức chế giảm trì thần kinh và gây ảo giác chứ không phải kích thích như nhiều người tưởng.

Cần sa mang lại cho người dùng cảm giác phê pha, khoái lạc. Tuy nhiên, đằng sau việc sử dụng cần sa là vô số những hệ lụy để lại cho xã hội. Không hiếm những thanh niên trong cơn phê không làm chủ được bản thân đã đâm chém người gây thương tích thậm chí gây án mạng với những người xung quanh.

Có được sử dụng cần sa không?

Theo quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã ghi nhận XLR-11; cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy.

Trong đó, cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng; trong đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học; điều tra tội phạm phải theo quy định đặc biệt của cơ quan của thẩm quyền.

Theo đó, cần sa và các chế phẩm của cần sa; không được phép sử dụng trong đời sống xã hội.

Chỉ ngoài trừ một số trường hợp các cơ sở y tế được cấp giấy phép có thể kê đơn thuốc có các chất ma túy để phục vụ mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân.

Cần sa là chất ma túy được chiết suất từ cây dầu gai. Khi sử dụng người dùng sẽ lâm vào trạng thái “phê thuốc” và có những ảo giác cũng như không làm chủ được hành vi của mình. 

Việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng cần sa ở Việt Nam là phạm pháp. Đặc biệt đối với việc mua bán cần sa là hành vi cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy bị phát luật trừng trị nghiêm khắc.

Hình phạt đối với việc sử dụng cần sa được quy định như thế nào?

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm; người sử dụng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi; vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”

Đối với trường hợp người nước ngoài vi phạm có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị áp dụng hình phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tùy theo tính chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” (Điều 249); hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy” (Điều 251); “Tội tổ chức sử dụng ma túy” ( Điều 255); “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” (Điều 250), cụ thể như sau:

Tội “mua bán trái phép các chất ma túy” được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015:

Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, có nghĩa là chỉ cần có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì tội phạm đã hoàn thành. Cấu thành tội phạm vật chất là dấu hiệu của các loại tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Qua đó cho ta thấy sự nhìn nhận của nhà nước về mức độ nguy hiểm cao độ của tội mua bán trái phép chất ma tuý so với các hành vi khác xâm phạm các quy định về ma tuý của pháp luật.

Về mức hình phạt đối với tội phạm này được Bộ luật hình sự 2015 quy định trong 4 điều khoản từ cơ bản đến tăng nặng tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần của hình phạt và hành vi. Trong điều khoản cơ bản tại khoản 1, khung hình phạt là từ 02 năm đến 07 năm; khoản 2 là từ 07 năm đến 15 năm; khoản 3 là từ 15 năm đến 20 năm; khoản 3 là từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Mức hình phạt vẫn được giữ nguyên từ thấp nhất (02 năm) đến cao nhất (tử hình).

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy:

Tùy theo tính chất của hành vi và khối lượng chất ma túy tàng trữ mà mức xử phạt nhẹ nhất là 01 năm tù giam và nặng nhất là tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu mức xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?
Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: 

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 với 4 khung hình phạt. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị phạt tù từ 2 năm cho đến tù chung thân.

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Tội vận chuyển trái phép chất ma túy:

Hình phạt cụ thể được quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự 2015. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị hình phạt tù từ 02 năm cho đến tù chung thân, tử hình.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật về cần sa ở Việt Nam có gì nổi bật?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh; giấy phép flycam; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cần sa có phải là ma túy không?

Theo quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã ghi nhận XLR-11 cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy.

Trồng cây cần sa bị xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp trồng cây cần sa bị xử phạt hành chính, căn cứ theo Điều 21 Nghị định số 167/2013 NĐ- CP có quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp có hành vi vi phạm về những quy định phòng, chống ma túy. 
Mức phạt nhẹ nhất sẽ là phạt cảnh cáo và mức phạt tiền từ 500.000 đến phạt cao nhất là 40.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm của hành vi để xếp theo quy định của điều luật.
Đối với những hành vi nghiêm trọng mà phải áp dụng biện pháp là truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được quy định định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015: Có thể bị áp dụng mức phạt nặng nhất là phạt tù từ 3 đến 7 năm với những tội phạm có tổ chức, số lượng trồng cây cần sa từ 3 nghìn trở lên và những người tái phạm nguy hiểm.

Sử dụng cần sa có bị nghiện không?

Câu trả lời là Không. Cần sa không có đặc tính hoặc hóa chất để gây nghiện như heroin hoặc ma túy đá. Cần sa đem lại cảm giác người dùng thích hay muốn hút nó. Việc ngưng sử dụng Cần sa sẽ khiến bạn khó chịu nhưng nó sẽ nhanh hết và như không có gì xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm