Tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình. Bởi sau khi kết hôn, việc xác định đâu là tài sản chung; tài sản riêng của vợ chồng; cũng như các quyền và lợi ích đối với khối tài sản này rất phức tạp. Tài sản giữa vợ chồng khi đó bao gồm tài sản tạo lập trước thời kỳ hôn nhân; trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được tặng cho riêng, được tặng cho chung; và các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các khối tài sản này. Vậy một câu hỏi đặt ra là: Tiền lương của chồng là tài sản chung hay tài sản riêng? Hãy cùng Bộ phận hỏi đáp luật hôn nhân của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Tiền lương của chồng là tài sản chung hay tài sản riêng?
Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Theo đó, thu nhập từ lao động của chồng hay vợ có được trong thời kỳ hôn nhân; sẽ được coi là tài sản chung; và khoản lương tháng cũng không nằm ngoài phạm vi này.
Tuy nhiên, nếu tiền lương của chồng được chuyển vào tài khoản của vợ; thì có phải là tài sản riêng của vợ hay không? Bản chất của vấn đề không phải tiền nằm trong tài khoản của ai; mà là tiền đó có được như thế nào. Chính vì tiền lương có được trong thời kỳ hôn nhân; nên về cơ bản nó phải được xem là tài sản chung; vợ không thể tự ý sử dụng hay định đoạt.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình:
“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”
Như vậy, tiền lương có thể là tài sản riêng của mỗi người; nếu hai vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản về việc chia lương thành tài sản riêng. Tuy nhiên, việc chia này phải đáp ứng điều kiện không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình; không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.
Lương của chồng có thể là tài sản riêng của vợ hay không?
Dù tiền lương của chồng về cơ bản là tài sản chung. Nhưng vẫn có cách để biến nó thành tài sản riêng của vợ một cách hợp pháp.
Căn cứ tại Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.
2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.”
Chế độ tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như phân tích ở trên là chế độ tài sản theo luật định. Ngược lại, còn có chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ và chồng; vì bản chất quan hệ vợ chồng cũng là một quan hệ dân sự; và được ưu tiên điều chỉnh bằng thỏa thuận của hai bên.
Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình thì:
“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
Như vậy, muốn thỏa thuận về tài sản, vợ và chồng phải lập văn bản từ trước khi kết hôn; sau đó công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như sau:
“1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:
a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.”
Trong văn bản thỏa thuận này, người vợ có thể đề nghị “lương của chồng sẽ là tài sản riêng của vợ“; và áp dụng nó trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nếu người chồng đồng ý với thỏa thuận này; người vợ sẽ hoàn toàn có thể biến lương của chồng thành tài sản riêng của mình.
Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tài sản trước hôn nhân là gì?” answer-0=”Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau: https://lsx.vn/tai-san-truoc-hon-nhan-la-gi/” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Tài sản sau hôn nhân là gì?” answer-0=”Mời bạn đọc tham khảo bài viết: https://lsx.vn/tai-san-sau-hon-nhan-la-gi/” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?” answer-0=”Mời bạn đọc tham khảo bài viết: https://lsx.vn/hop-dong-hon-nhan-co-hop-phap-khong/” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]