Ly hôn là điều mà không ai mong muốn nó xảy ra bởi nó sẽ phát sinh rất nhiều việc rắc rồi, đòi hỏi nhiều thủ tục liên quan đến tài sản, con cái,… Tuy nhiên cái đích của hôn nhân là hạnh phúc, nhiều khi đây cũng là một lựa chọn sáng suốt để giải quyết êm đẹp mọi chuyện. Ly hôn có thể là thuận tình ly hôn hoặc cũng có thể là ly hôn đơn phương. Vậy ly hôn đơn phương dễ hay khó? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ly hôn đơn phương là gì?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014; thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó; ly hôn đơn phương là việc chấm dứt pháp lý quan hệ hôn nhân xuất phát từ ý chí của một bên thông qua các chứng cứ thỏa mãn điều kiện của pháp luật. Có thể thấy việc đơn phương ly hôn là xuất phát từ mong muốn của một phía; hai bên không có sự thỏa thuận nào từ trước về việc ly hôn như thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con; thỏa thuận về phân chia tài sản;……
Ly hôn đơn phương dễ hay khó?
Để việc ly hôn được diễn ra theo ý chí của một bên thì phải đáp ứng được một trong ba điều kiện để Tòa án ra quyết định chấp nhận ly hôn theo yêu cầu của một bên; tức ly hôn đơn phương đảm bảo các căn cứ Điều 56 luật hôn nhân gia đình 2014; cụ thể như sau:
- Có căn cứ về việc bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, gây thương tích; vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng như ngoài tình, không chăm sóc con cái;…làm hôn nhân của hai người lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được; không hạnh phúc.
- Vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích, gửi đơn yêu cầu ly hôn thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.
- Căn cứ về việc bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia thì Tòa án cùng sẽ giải quyết ly hôn đơn phương.
Như vậy; về cơ bản việc ly hôn đơn phương sẽ rất dễ dàng nếu thuộc ba trường hợp trên. Đây là những trường hợp thường thấy của các vụ ly hôn đơn phương; khi quy định rõ trong luật, chỉ cần bạn có bằng chứng chính xác, cụ thể thì bạn có thể gửi đơn và được Tòa án giải quyết bất cứ lúc nào.
Nộp đơn giải quyết ly hôn đơn phương ở đâu?
Khi bạn đã chuẩn bị đơn đầy đủ, bạn hoàn tất việc nộp đơn tại Tòa án nhân dân nơi bạn đang sống, tuy nhiên còn tùy vào hai trường hợp sau:
- Không có yếu tố nước ngoài:
Nếu giải quyết ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài thì sẽ gửi đơn tại nơi bị đơn cư trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú thì nộp đơn tại nơi bị đơn lưu trú lần cuối cùng.
Nếu việc đơn phương ly hôn có một bên là người nước ngoài thì sẽ phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp. Khi đó thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy; khi làm đơn đơn phương ly hôn trong những trường hợp này; nguyên đơn sẽ nộp đơn tại tòa án cấp tỉnh nơi mà bên còn lại cư trú.
Nếu trường hợp đơn phương có yếu tố nước ngoài; nhưng không phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp thì người làm đơn sẽ nộp đơn khởi kiện tòa án cấp quận, huyện nơi bên còn lại cư trú để giải quyết.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ”Ly hôn dễ hay khó?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Để thực hiện yêu cầu ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Khi thực hiện ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn; thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Có thể thực hiện ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng vắng mặt không? Theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự; nếu vợ hoặc chồng vắng mặt; Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:
– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trong đó; nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập; thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.
Thời gian để ly hôn đơn phương có lâu không? Ly hôn đơn phương sẽ phải trải quan các giai đoạn như chuẩn bị xét xử, hòa giải,… Do đó, thông thường một vụ giải quyết ly hôn đơn phương thường kéo dài 04 tháng; với những trường hợp phức tạp hơn về tài sản; về cấp dưỡng có thể kéo dài hơn.
Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Như vậy; về cơ bản việc ly hôn đơn phương sẽ rất dễ dàng nếu thuộc ba trường hợp trên. Đây là những trường hợp thường thấy của các vụ ly hôn đơn phương; khi quy định rõ trong luật, chỉ cần bạn có bằng chứng chính xác, cụ thể thì bạn có thể gửi đơn và được Tòa án giải quyết bất cứ lúc nào.
Nộp đơn giải quyết ly hôn đơn phương ở đâu?
Khi bạn đã chuẩn bị đơn đầy đủ, bạn hoàn tất việc nộp đơn tại Tòa án nhân dân nơi bạn đang sống, tuy nhiên còn tùy vào hai trường hợp sau:
- Không có yếu tố nước ngoài:
Nếu giải quyết ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài thì sẽ gửi đơn tại nơi bị đơn cư trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú thì nộp đơn tại nơi bị đơn lưu trú lần cuối cùng.
Nếu việc đơn phương ly hôn có một bên là người nước ngoài thì sẽ phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp. Khi đó thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy; khi làm đơn đơn phương ly hôn trong những trường hợp này; nguyên đơn sẽ nộp đơn tại tòa án cấp tỉnh nơi mà bên còn lại cư trú.
Nếu trường hợp đơn phương có yếu tố nước ngoài; nhưng không phải thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp thì người làm đơn sẽ nộp đơn khởi kiện tòa án cấp quận, huyện nơi bên còn lại cư trú để giải quyết.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ”Ly hôn dễ hay khó?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn; thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự; nếu vợ hoặc chồng vắng mặt; Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:
– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trong đó; nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập; thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.
Ly hôn đơn phương sẽ phải trải quan các giai đoạn như chuẩn bị xét xử, hòa giải,… Do đó, thông thường một vụ giải quyết ly hôn đơn phương thường kéo dài 04 tháng; với những trường hợp phức tạp hơn về tài sản; về cấp dưỡng có thể kéo dài hơn.