Trong thời gian gần đây, do mặt trái của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước đã làm nảy sinh nhiều vấn đề làm cho đời sống xã hội có những thay đổi lớn. Nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi người cũng ngày càng nâng cao, theo thống kê số vụ ly hôn của giới trẻ ngày càng nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại. Một trong các vấn đề mà được quan tâm khá nhiều đó là thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào và Ly hôn đơn phương mất bao lâu. Vì vậy, hãy cùng LSX tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Ly hôn đơn phương là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“ 14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Ai được quyền gửi đơn ly hôn đơn phương?
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Theo đó, căn cứ vào quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được do:
– Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình;
– Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng (yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, sống chung với nhau trừ trường hợp có thỏa thuận khác)…
Ly hôn đơn phương mất bao lâu hoàn thành theo quy định 2022
Về bản chất, ly hôn đơn phương là một vụ án dân sự. Do đó, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương sẽ thực hiện theo thủ tục của một vụ án dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Bước 1: Người có yêu cầu gửi đơn xin ly hôn đơn phương đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công 01 thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời gian 03 ngày làm việc. Sau đó, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định:
- Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn cho đơn vị khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
- Trả lại đơn khởi kiện;
Bước 3: Nếu Tòa án thụ lý đơn, thì trong thời gian 04 tháng, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử để thu thập chứng cứ, xác định tư cách đương sự, hòa giải…
Trong thời gian này, người yêu cầu ly hôn sẽ được nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nộp tiền và gửi lại biên lai cho Tòa án và Tòa án sẽ ra một trong các quyết định: Công nhận thỏa thuận của các đương sự, tạm đình chỉ giải quyết, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử.
Đối với vụ án phức tạp hoặc do tính chất bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử không quá 02 tháng.
Bước 4: Kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 01 tháng, Tòa án phải mở phiên tòa. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, trong vấn đề ly hôn đơn phương, không phải trường hợp nào cũng suôn sẻ vì việc các bên thỏa thuận được thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời gian giải quyết ly hôn đơn phương là khoảng 4 (bốn) tháng hoặc có thể lâu hơn tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc cụ thể.
Ly hôn đơn phương khi chồng ở nước ngoài như thế nào?
Khi chồng ở nước ngoài, việc ly hôn đơn phương sẽ thực hiện khó khăn hơn khi chồng cư trú trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này, pháp luật vẫn có quy định cụ thể.
Theo đó, khi ly hôn, người chồng đang ở nước ngoài thì người vợ ở trong nước có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Khi không có địa chỉ của người chồng đang ở nước ngoài, theo hướng dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể biết địa chỉ, tin tức của người chồng từ thân nhân của người này.
Nếu sau hai lần Tòa án yêu cầu mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ gửi ngay bản sao bản án/quyết định đến thân nhân của người chồng để chuyển cho người chồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Ly hôn đơn phương mất bao lâu hoàn thành theo quy định 2022“. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, thời hạn làm căn cước công dân, tìm hiểu về thủ tục xin cấp phép bay flycam hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…. để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh(Căn cứ Điều 37 BLTTDS).
Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Bởi ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:
– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trong đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.