Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?

bởi Thanh Loan
Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?

Một trong những điều mà nhiều người lo lắng khi nộp đơn ly hôn đó là giải quyết ly hôn như thế nào. Án phí ly hôn hết bao nhiêu, gồm những khoản gì và ai là người phải nộp? Để có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này, hãy đọc bài viết “Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?” dưới đây của Luật sư X.

Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 do UBTV Quốc hội ban hành quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì mức án phí ly hôn thuận tình hoặc đơn phương được quy định như sau:

Trong trường hợp không có tranh chấp về tài sản, án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng. 

Trường hợp có tranh chấp về tài sản, án phí dân sự sơ thẩm được quy định như sau:

Tài sản tranh chấpÁn phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000.000 đồng + 4% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% giá trị tài sản tranh chấp
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% giá trị tài sản tranh chấp
Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0.1% giá trị tài sản tranh chấp

Ngoài ra, nếu việc giải quyết chia tài sản tại Tòa án theo thủ tục ly hôn phát sinh việc bắt buộc định giá tài sản thì người yêu cầu sẽ đóng phí định giá tài sản

Ai nộp tiền án phí khi ly hôn?

Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: 

Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Theo đó, nếu bạn viết đơn khởi kiện ly hôn chồng, đồng nghĩa bạn là nguyên đơn trong vụ án ly hôn. Như vậy, bạn sẽ phải nộp án phí sơ sơ thẩm. Trong trường hợp không có tranh chấp tài sản, mức án phí bạn phải nộp là 300.000 đồng. 

Nếu có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ, chồng thì bạn phải chịu thêm phần án phí đối với phần tài sản có tranh chấp được Tòa án phân chia sau khi ly hôn căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH như sau: 

Khoản 5 Điều 27. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

Thời gian cách thức nộp lệ phí ly hôn

òa án có thẩm quyền giải quyết được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau: 

Khoản 2 Điều 39: Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

Trong trường hợp này, bạn và chồng đều thuận tình ly hôn, thì có thể nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án một trong hai bên. Như vậy, bạn nộp đơn ly hôn hôn đến Tòa án nhân dân huyện mà bạn đang cư trú. 

Để đảm bảo thủ tục ly hôn được thực hiện theo quy định pháp luật, bạn cần nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn theo quy định như sau: 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 

Sau khi Tòa án nhận được đơn ly hôn của bạn, Tòa án sẽ xác định số tiền tạm ứng và gửi giấy báo đến bạn. Trong thời hạn 7 ngày, bạn và chồng phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền. 

Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?
Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?

Tiền tạm ứng án phí ly hôn do ai đóng?

rình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tại Điều 1 của Bộ luật này.

Căn cứ Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, quy định cụ thể như sau:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Tính án phí ly hôn khi có tranh chấp về tài sản

Trường hợp vợ chồng bạn ly hôn và có tranh chấp về tài sản thì đây là vụ án hôn nhân có giá ngạch nên mức án phí sơ thẩm được tính dựa trên tài sản có tranh chấp. Cụ thể xác định theo Phụ lục Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14:

1.3Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.


Căn cứ Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án hôn nhân gia đình được xác định như sau:

Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;

Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Năm 2022, ly hôn mất bao nhiêu tiền theo quy định?” Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về tạm ngừng doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, xin giấy phép con, thành lập hộ kinh doanh, tờ khai căn cước công dân…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Án phí ly hôn thuận tình mất bao nhiêu tiền?

Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau:
Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có bị đi tù?

Căn cứ Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định xử lý tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Chồng ngoại tình thì chia tài sản ly hôn ra sao?

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Về phân chia tài sản khi ly hôn: Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu không có thỏa thuận khác, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm