Hiện nay có nhiều hoạt động lấn chiếm lòng lề đường ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia giao thông, gây cản trở giao thông và có thể tiềm ẩn rủi ro tai nạn giao thông. Hành vi này là hành vi bị cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu xác định được cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm thì có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu người vi phạm viết bản cam kết không tái phạm nữa? Vậy Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu nhé.
Quy định sử dụng lòng lề đường
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35. Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép… trên đường bộ. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Cụ thể:
Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Điểm trông, giữ xe có thu phí (Điều 25a, 25b, 25c). Tuy nhiên, đối với tất cả các trường hợp trên, đều phải đảm bảo yêu cầu là không được gây mất trật tự, an toàn giao thông và đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác về thời gian, diện tích hè phố, lòng đường sử dụng, kết cấu hạ tầng…
Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường mới năm 2023?
Hướng dẫn viết bản cam kết không lấn chiếm lòng đường
Phần kính gửi của đơn yêu cầu xử lý lấn chiếm vỉa hè thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân, công an nhân dân).
Phần nội dung của đơn yêu cầu xử lý lấn chiếm vỉa hè yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin của cá nhân, tổ chức viết đơn ( tên, địa chỉ, Nghề nghiệp, …) , sự việc liên quan đến sự việc lấn chiếm vỉa hè,… Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai thì sẽ tự chịu trách nhiệm.
Cuối đơn yêu cầu xử lý lấn chiếm vỉa hè thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng
Ô tô khi lấn chiếm lòng lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 5, Nghi định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi dừng xe, đỗ xe sai quy định có rất nhiều mức xử phạt khác nhau từ 100.000 đồng tới 1.200.000 đồng, một số hành vi nghiêm trọng có thể bị phạt tới 10.000.000 đồng.
Các lỗi vi phạm dừng xe, đỗ xe sai quy định và mức phạt theo từng hành vi cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.
– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
– Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe.
– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
– Dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng
– Dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ.
– Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.
– Đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật.
– Đỗ xe nơi có biển “cấm đỗ xe” hoặc biển “cấm dừng xe và đỗ xe.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng
– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.
– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Phạt tiền 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
– Mức phạt này được áp dụng đối với ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe.
Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng
Đây là mức phạt cao nhất với hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu bản cam kết không lấn chiếm lòng lề đường mới năm 2023?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục kinh doanh câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Quy định pháp luật khi dừng đỗ xe trên đường phố hẹp như thế nào?
- Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu theo quy định 2023?
- Quy định bán hàng nước trên vỉa hè có bị xử phạt hay không năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Lòng lề đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.”
Đồng thời theo khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”
Như vậy, đối với hành vi buôn bán vỉa hè, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;”
Như vậy, đối với hành vi dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông có thể sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm gây ra tai nạn giao thông thì giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm có thể sẽ bị tước quyền sử dụng từ 2 tháng đến 4 tháng.