Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất

bởi Ngọc Gấm
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất

Một trong những công tác quan trọng trong các chi bộ Đảng nói chung và Ban chấp hành Đảng nói riêng chính là công tác báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm. Chính vì thế các đơn vị có tổ chức chi bộ Đảng cầ phải nắm thông tin về việc làm báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm để có thể nộp về Ban chấp hành đúng quy định. Để có thể làm được báo cáo này bạn phải có được, mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất đang được sử dụng.

Để giúp cho các đơn vị Đảng tải xuống nhanh chóng mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất, LSX mời bạn tham khảo vài viết sau.

Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất

Để có thể có được mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất để sử dụng tại chi bộ của mình các Đảng viên có thể tìm đến văn bản Hướng dẫn 25-HD/BTCTW để sao chép phần van bản mẫu được ban hành. Tuy nhiên khi tải về các Đảng viên lại phải chỉnh sửa lại theo thể thức văn bản. Hiểu được vấn đề đó, nên LSX xin được phép gửi đến các Đảng viên đương link tải xuống miễn phí mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất năm 2024.

Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chi tiết

Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất

Sau khi đã có được mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác được Ban chấp hành Trưng ương ban hành, việc tiếp theo mà các chi bộ cần phải thực hiện đó là thực hiện việc viết kiểm điểm tập thể cuối năm theo mẫu. Tuy nhiên do đây là một công việc không thường xuyên nên rất nhiều chi bộ gặp các vướng mắc về mặt hành chính khó mà thực hiện được trên thực tế. Hiểu được tâm lý đó, LSX xin được phép hướng dẫn các Đảng viên cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chi tiết.

– Bước 1: Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất năm 2024 tại LSX;

– Bước 2: Điền các thông tin cơ bản của đơn vị như tên chi bộ, ngày tháng năm viết báo cáo, báo cáo viết cho năm bao nhiêu;

– Bước 3: Dựa vào hoạt động của chi bộ tích vào các ô trống từ xuất sắc cho đến kèm;

– Bước 4: Thay mặt chi bộ, người đại diện cho chi bộ ký tên.

Các tập thể nào cần nộp bản báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?

Việc nộp bản báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm về cho Ban chấp hành Đảng tại địa phương bao gồm hai đối tượng cá nhân và tập thể trong đó tập thể chiếm đa số. Các nhóm tập thể cần nộp bản báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm bao gồm các cấp ủy, đảng từ Trung ương cho đến cấp địa phương, các tập thể lãnh đạo từ Chính phủ cho đến các cơ quan thuộc quyền quản lý của Chính phủ.

Theo Quy định 124-QĐ/TW quy định về đối tượng tập thể cần nộp bản báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm như sau:

“1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:

a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).

c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.

1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:

a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).”

Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng trong hệ thống chính trị

Để giúp cho việc đánh giá, xếp loại chất lượng trong hệ thống chính trị có được hiệu quả cao, về phía Ban chấp hành buộc phải đưa ra được một quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng trong hệ thống chính trị thống nhất áp dụng trên cả nước. Dựa vào quy trình đó các cá nhân, tập thể nộp báo cáo về cho Ban chấp hành có thể biết được báo cáo của mình để đánh giá, xếp loại chất lượng trong hệ thống chính trị ra sao.

Theo quy định tại Điều 11 Quy định 124-QĐ/TW về các phương pháp, quy trình đánh giá, xếp loại như sau:

“1. Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức xếp loại chất lượng được quy định cụ thể cho từng tập thể, cá nhân và ý kiến của các cơ quan liên quan tham gia đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng tiêu chí theo 4 cấp độ (Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Kém), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng đối với mỗi tập thể, cá nhân.

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân thực hiện theo 3 bước:

– Bước 1: Tập thể, cá nhân tự đánh giá, xếp loại.

Căn cứ tiêu chí xếp loại, từng tổ chức, tập thể, cá nhân tự phân tích chất lượng và xếp loại vào 1 trong 4 mức theo quy định tại Điều 12.

– Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại.

Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, xếp loại của tập thể, cá nhân và ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng.

– Bước 3: Cấp có thẩm quyền quyết định xếp loại chất lượng.

Đối với những tập thể, cá nhân sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng nếu có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật Nhà nước, mất đoàn kết nội bộ thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thẩm định, xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại.

3. Đánh giá, xếp loại hoạt động của chính quyền, công tác chuyên môn, đoàn thể trước, tổ chức đảng sau; tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau.

– Sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị thì đánh giá, xếp loại đối với người đứng đầu.

– Thực hiện thống nhất việc đánh giá, xếp loại đối với tổ chức, tập thể lãnh đạo, quản lý từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.”

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm chính xác nhất“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến các dịch vụ như Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị kiểm điểm như thế nào?

– Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
– Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
– Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.

Nơi tổ chức kiểm điểm?

– Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
– Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.

Trình tự kiểm điểm tại Việt Nam?

– Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
– Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm