Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024

bởi Anh
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024

Trong thời gian gần đây những vụ cháy lớn thường xuyên xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thời tiết khô nóng cùng với việc chưa thực hiện tốt các công tác về phòng cháy chữa cháy chính là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này. Việc siết chặt các khâu kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy cũng như tuyên truyền phương thức kiểm tra phòng cháy chữa cháy định kỳ là công tác của toàn dân. Chính vì vậy ngoài sự kiểm tra của cán bộ phòng cháy chữa cháy thì việc tự kiểm tra định kỳ cũng là rất quan trọng. Vậy kiểm tra định kỳ phòng cháy chữa cháy như thế nào? Mẫu kiểm tra định kỳ pccc ra sao? Mời bạn đón đọc bài viết “Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024-Tải xuống mẫu

Hiện nay có khá nhiều mẫu biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy định kỳ mà bạn có thể lựa chọn. Dưới đây là mẫu cơ bản do chúng tôi soạn thảo. Mong rằng có thể cung cấp đến quý bạn đọc những tài liệu cần thiết về vấn đề này:

‏……(1)…..‏
‎ ‏……(2)…..‏
‎ ‏——-‏
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM‏
‎ ‏Độc lập – Tự do – Hạnh phúc‏

‎ ‏—————‏

BIÊN BẢN KIỂM TRA‏

…………(3)…………..‏

‏Hồi …. giờ …. ngày …. tháng … năm …………., tại …………………………‏

‏Địa chỉ: ………………………………………………………………………………‏

‏Chúng tôi gồm:‏

‏Đại diện: ………………………………………………………………………………‏

‏- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….‏

‏- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….‏

‏Đã tiến hành kiểm tra ………… (3)…………… đối với ………………..(4)……………‏

‏Đại diện: ……………………………………………………………………………………‏

‏- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….‏

‏- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: ……………………………………….‏

‏Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:‏

‏…………………………….. (5) …………………………………………………………..‏

‏Biên bản được lập xong hồi … giờ … ngày …. tháng ….. năm ………., gồm …. trang, được lập thành ….. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây./.‏

‏ĐẠI DIỆN‏
‎ ‏……(6)……‏
‏ĐẠI DIỆN‏
‎ ‏……(7)……‏
‏ĐẠI DIỆN‏
‎ ‏……(8)……‏
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.87 KB]

Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024

>> Xem thêm: Thủ tục phân chia di sản thừa kế

Trách nhiệm tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy

Việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy của cán bộ phòng cháy chữa cháy là không đủ để kiểm soát được những vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Vì có thể vì những lỗi rất nhỏ trong quy trình phòng cháy chữa cháy cũng có thể gây ra những hệ luỵ khôn lường. Chính vì vậy việc tự kiểm tra định kỳ là rất quan trọng.

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Thông tư 149/2020/TT-BCA, người đứng đầu các đối tượng quy định phải thực hiện tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Nội dung tự kiểm tra về phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định tương ứng với từng loại hình.

Người đứng đầu các cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về an toàn phòng cháy chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên an toàn phòng cháy chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

Người đứng đầu cơ sở sau đây có trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy thường xuyên và định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kiểm tra về cơ quan Công an trực tiếp quản lý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra:

  • Trụ sở của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;
  • Nhà chung cư từ 05 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.000m3 trở lên; nhà tập thể, ký túc xá từ 05 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2.500m3 trở lên; nhà hỗn hợp từ 05 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.500m3 trở lên;
  • Nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo có từ 100 học sinh trở lên hoặc có khối tích từ 1.000m3 trở lên; trường tiểu học, trường trung học cơ sở khối tích từ 2.000m3 trở lên; trường trung học phổ thông, trường phổ thông nhiều cấp học; trường cao đẳng, trường đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác khối tích từ 1.000m3 trở lên;
  • Bệnh viện; phòng khám chuyên khoa, đa khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão, cơ sở chống dịch, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác từ 03 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000m3 trở lên;
  • Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường cao từ 03 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000m3 trở lên; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500m3 trở lên.;
  • Chợ hạng 1, hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, cửa hàng ăn uống, nhà hàng diện tích kinh doanh từ 300m2 trở lên hoặc khối tích từ 1.000m3;
  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.500m3 trở lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác cao từ 03 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000m3 trở lên;
  • Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 05 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.500m3 trở lên;
  • Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ, nhà trưng bày, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 1.500m3 trở lên; cơ sở tôn giáo có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
  • Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông từ 03 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.500m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu khối tích từ 1.000m3 trở lên
  • Sân vận động; nhà thi đấu, cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác khối tích từ 1.500m3 trở lên;
  • Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng chân; nhà ga, nhà chờ cáp treo; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên hoặc khối tích từ 5.000m3 trở lên;
  • Gara xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên; bãi trông xe có sức chứa từ 20 xe ô tô trở lên;
  • Hầm đường bộ, đường sắt có chiều dài từ 500m trở lên;
  • Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ;
  • Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng xăng dầu; cửa hàng chất lỏng dễ cháy, cửa hàng khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 150kg trở lên;
  • Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ chính từ 2.500m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E, khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ chính từ 5.000 m3 trở lên;
  • Nhà máy điện và trạm biến áp điện áp từ 110kV trở lên;
  • Hầm có hoạt động sản xuất, sử dụng, bảo quản chất cháy, nổ khối tích từ 1.500 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được khối tích từ 1.500 m3 trở lên; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được diện tích từ 1.000m2 trở lên.;
  • Cơ sở khác có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70kg trở lên;
  • Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có diện tích sản xuất, kinh doanh từ 300m2 trở lên.
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024
Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024

Nội dung cần có trong biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy

Những nội dung cơ bản cần phải có trong biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy là gì? Vì là biên bản do cá nhân/tổ chức tự kiểm tra nên nội dung trong những biên bản này cũng không cần phải tuân thủ theo biên bản do cơ quan phòng cháy chữa cháy thực hiện kiểm tra. Về nội dung cơ bản hãy tham khảo thông tin dưới đây:

Nội dung trong biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy cần thực hiện theo quy định tại Thông tư 149/2020/TT-BCA. Theo đó, kết quả tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy phải thể hiện các nội dung sau:

  • Phạm vi được kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy;
  • Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không đảm bảo có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy chữa cháy (nếu có), đưa ra đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy chữa cháy;
  • Các nội dung có liên quan khác (nếu có).

Biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cơ sở cơ sở do cơ quan Công an quản lý tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP gửi Công an trực tiếp quản lý gồm các nội dung sau:

  • Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy;
  • Kết quả thực hiện các yêu cầu và kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền;
  • Các nội dung khác (nếu có).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Kiểm tra phòng cháy chữa cháy định kỳ thực hiện bao nhiêu lần trong một năm?

Về kiểm tra phòng cháy chữa cháy được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy

Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:

đ) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy sẽ tùy theo các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II hoặc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP mà sẽ cơ quan phòng cháy chữa cháy sẽ kiểm tra định kỳ 1 hoặc 2 lần trong năm.
Tuy nhiên ngoài thời gian kiểm tra định kỳ thì các doanh nghiệp có thể bị kiểm tra đột xuất

Các trường hợp nào doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy đột xuất?

Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp sẽ phải thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy đột xuất gồm:
Vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ.
Phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.
Tại khoản 1 Điều 17 quy định như sau:
“Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.”
Vậy khi Doanh nghiệp thuộc các trường hợp nêu trên sẽ bị kiểm tra đột xuất về phòng cháy chữa cháy.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm