Mẫu di chúc chia đất cho các con chi tiết năm 2023

bởi Trà Ly
Mẫu di chúc chia đất cho các con chi tiết năm 2023

Việc bố mẹ để lại di chúc chia di sản thừa kế cho các con là điều thường thấy trong cuộc sống. Để di nguyện, mong muốn của bản thân về vấn đề phân chia đất đai cho các con được rõ ràng, chi tiết, hơn nữa tránh xảy ra tranh chấp đất đai thừa kế giữa các con thì người lập di chúc cần trình bày một cách mạch lạc, cụ thể. Bên cạnh đó, nếu xảy ra tranh chấp đất đai thì Tòa án sẽ dựa vào mẫu di chúc đó để giải quyết. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu di chúc chia đất cho các con chi tiết, hãy tham khảo mẫu dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Di chúc là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

Căn cứ quy định tại Điều 627 và Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc và di chúc bằng văn bản như sau:

“Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

“Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”

Theo đó, hình thức di chúc được thể hiện dưới dạng: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Trong đó, di chúc bằng văn bản bao gồm:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng;

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Mẫu di chúc chia đất cho các con có bắt buộc phải công chứng không?

Căn cứ quy định tại Điều 627 và Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 thì hình thức của di chúc là bằng văn bản. Nếu như không thể lập được thành văn bản thì được lập di chúc miệng.

Khi lập di chúc bằng văn bản thì người lập di chúc không bắt buộc phải lập có công chứng/chứng thực.

Cụ thể, hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Hoặc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Hoặc lập di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Hoặc lập di chúc bằng văn bản có chứng thực;

Như vậy, việc lập di chúc chia đất cho các con nói chung không bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực.

Việc công chứng, chứng thực sẽ được thực hiện theo nguyện vọng của người lập di chúc.

Mẫu di chúc chia đất cho các con chi tiết năm 2023
Mẫu di chúc chia đất cho các con chi tiết năm 2023

Trình tự lập Mẫu di chúc chia đất cho các con có công chứng chứng thực?

Thủ tục lập Mẫu di chúc chia đất cho các con có công chứng, chứng thực được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Luật Công chứng 2014.

Thông thường, việc thực hiện công chứng, chứng thực di chúc được thực hiện theo trình tự: Di chúc (dự thảo), người có thẩm quyền công chứng, chứng thực ghi lại nội dung di chúc, chứng thực/công chứng nội dung di chúc đã được ghi chép lại.

Cụ thể các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập di chúc (dự thảo)

Người có yêu cầu lập di chúc chia đất có công chứng, chứng thực tự mình soạn thảo các nội dung mong muốn có trong bản di chúc của mình.

Bước 2: Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực ghi chép lại nội dung của di chúc

Dựa trên mong muốn, nguyện vọng của người lập di chúc và bản dự thảo di chúc thì người có thẩm quyền chứng thực/công chứng viên tiến hành ghi chép lại nội dung di chúc mà họ đã tuyên bố.

Người lập di chúc đọc lại toàn văn di chúc và được người có thẩm quyền chứng thực/công chứng viên giải thích rõ ràng những nội dung đã thể hiện trong bản di chúc được ghi chép lại.

Người lập di chúc tiến hành ký tên, điểm chỉ vào di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã ghi chép lại đầy đủ, chính xác nguyện vọng của người lập di chúc.

Bước 3: Chứng thực/chứng nhận nội dung di chúc

Người có thẩm quyền chứng thực/công chứng viên chứng thực/chứng nhận di chúc theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi thực hiện chứng thực/chứng nhận di chúc chia đất, người lập di chúc nhận được kết quả là bản di chúc đã được công chứng hoặc chứng thực.

Lưu ý: Người lập di chúc có thể thực hiện thủ tục gửi giữ di chúc đó tại tổ chức hành nghề công chứng và phải trả phí cho yêu cầu này.

Mẫu di chúc chia đất cho các con

Hướng dẫn cách ghi Mẫu di chúc chia đất cho các con

(1) Ghi cụ thể thông tin về ngày tháng năm lập di chúc, ghi đầy đủ thông tin về họ tên, số giấy tờ tùy thân, nơi cấp, cơ quan cấp và nơi đăng ký thường trú;

(2) Ghi đầy đủ thông tin về số tờ, số thửa, loại giấy chứng nhận, số giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận theo sổ đỏ/giấy chứng nhận đã được cấp;

(3) Ghi rõ các thông số về thửa đất như diện tích, địa chỉ thửa đất, hình thức sử dụng, nguồn gốc… theo trang 2 của sổ đỏ/giấy chứng nhận;

(4) (5) Ghi thông tin của những người được nhận tài sản theo di chúc với các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ tùy thân của họ;

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu di chúc chia đất cho các con chi tiết năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ, thông tin pháp lý liên quan như là tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Các đối tượng nào không được công chức di chúc nhà đất?

Điều 637 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định những người không được công chứng di chúc, cụ thể:
“Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.”

Các trường hợp nào khi đi công chứng di chúc nhà đất sẽ bị từ chối?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì bị từ chối công chứng di chúc:
– Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc).
– Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Lưu ý:
+ Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc, có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.
+ Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm