Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài năm 2023

bởi Thu Thủy
Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài năm 2023

Hiện nay, trường hợp công dân Việt Nam khi giao thương quốc tế hay đi du lịch nước ngoài xảy ra các trường hợp hi hữu như mất hộ chiếu, thị thực hoặc bất trắc hơn như có người thân đột tử ở nước ngoài không còn là điều hiếm gặp. Liệu khi rơi vào trong trường hợp đó ta sẽ phải làm gì? Sau đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết khi rơi vào một trong các trường hợp trên bằng cách viết mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài thông qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi 2014;
  • Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hợp nhất.

Mục đích của mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài

Không giống trong nước, nếu gặp khó khăn sẽ được cha mẹ, anh em, bạn bè giúp đỡ, công dân Việt Nam khi ở nước ngoài gặp khó khăn, rắc rối thường chưa biết cách xử lý thế nào. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, nếu chẳng may gặp rủi ro, tai nạn và không thể khắc phục được khi ở nước ngoài thì luôn có cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ.

Viết đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp ở nước ngoài nhằm mục đích là thông báo cho chính quyền nước sở tại bảo hộ và giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong trường hợp khẩn cấp.

Lúc này, công dân Việt Nam cần viết đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp. Khi sử dụng đơn này, công dân Việt Nam có thể được:

– Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước nếu mất hộ chiếu;

– Được thăm lãnh sự nếu có yêu cầu; Được liên hệ với gia đình, bạn bè trong nước; Được giúp thuê luật sư (gia đình, bản thân chịu chi phí) nếu bị bắt; Nếu công dân bị tra tấn, đánh đập… khi bị giam giữ thì được giúp can thiệp;

– Được cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện; Được thăm hỏi, thông báo cho gia đình; Được giúp hồi hương nếu ốm đau đột xuất;

– Được giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;

– Được giúp thông báo cho gia đình, người thân, bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;

– Được đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó nếu công dân chết ở nước ngoài.

Ví dụ: Nếu bạn đang đi du lịch, chẳng may bị mất visa Mỹ. Bạn có thể dùng mẫu đơn xin giúp đỡ này để liên hệ với Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam để nhờ giúp đỡ xin visa Mỹ mới.

Công dân Việt Nam được Nhà nước bảo hộ khi ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 6 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi 2014 thì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Trong đó, khoản 3 Điều 8 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009, sửa đổi, bổ sung 2017 nêu rõ, nếu công dân Việt Nam không thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện cho họ cho đến khi có người khác đại diện hoặc tự họ bảo vệ được quyền, lợi ích của mình. Cụ thể như sau:

“Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

3. Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.”

Lúc này, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện việc bảo hộ này.

Nghĩa vụ hỗ trợ cộng đồng người Việt của cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài

Căn cứ theo Điều 9 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam ở nước ngoài quy định về nghĩa vụ hỗ trợ và bảo vệ cộng động người Việt Nam ở nước ngoài như sau:

“Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

  1. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
  2. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
  3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.
  4. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận.
  5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
  6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.”
Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài năm 2023
Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài năm 2023

Như vậy, mỗi khi gặp vấn đề khẩn cấp hoặc bất trắc khi mắc kẹt ở nước ngoài ngoài việc viết và nộp đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp cho chính quyền quốc gia sở tại. Thì cũng có thể tìm đến lãnh sự quán của quốc gia đặt tại nhà nước sở tại để nhờ giúp đỡ giải quyết các thủ tục cần thiết để giúp đỡ. Đây là quyền của người bị nạn cũng như là nghĩa vụ buộc phải giúp đỡ của lãnh sự quán Việt Nam tại các nước có đặt trụ sở.

Tải mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài năm 2023

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp khi ở nước ngoài năm 2023 . Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ đăng ký bản quyền logo. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài là gì?

Điều 2. Cơ quan đại diện
Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này.
Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.
Cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài là gì?

1. Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
2. Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và sự giám sát của Quốc hội.
3. Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan đại diện.
4. Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm