Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo mới năm 2023

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang kinh doanh mỹ phẩm và có sản phẩm muốn được quảng cáo ra thị trường với mong muốn nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm cũng như là thương hiệu của tôi, tuy nhiên tôi có thắc mắc muốn được giải đáp. Tôi có tìm hiểu thì được biết rằng sản phẩm quảng cáo phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định thì khi đó mới được đưa vào với mục đích quảng cáo. Vậy tôi có thể đề nghị thẩm định sản phẩm của mình trong trường hợp nào? Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo được soạn thảo ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp nào quảng cáo được thẩm định?

Tại Điều 3 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có quy định về yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:

Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo

1. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật quảng cáo;

b) Sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo;

c) Có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo không thẩm định các sản phẩm quảng cáo chỉ thể hiện lô-gô, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy, trong các trường hợp sau đây thì sản phầm quảng cáo sẽ được tiến hành thẩm định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức:

– Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo.

– Sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo;

– Có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo

(1): Điền tên, chức vụ của người làm đơn.

(2): Điền tên của tổ chức/ doanh nghiệp

Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo mới năm 2023
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo mới năm 2023

(3): Điền địa chỉ của tổ chức/ doanh nghiệp

(4): Điền số điện thoại của tổ chức/ doanh nghiệp.

(5): Điền tên sản phẩm quảng cáo cần thẩm định

(6): Điền nội dung thẩm định

(7):Điền hồ sơ gửi kèm

Thành phần thẩm định sản phẩm quảng cáo như thế nào?

Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

+ Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo.

Như vậy, có thể thấy được thành phần của hội đông thẩm định sản phẩm quảng cáo là: đại diện Bộ văn hoá, thể thao và du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan, đây là những người trực tiếp quản lý cũng như có những chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực này nên có thể sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác và đầy đủ nhất.

Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL có quy định quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo như sau:

Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo

1. Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo trực tiếp đến Cục Văn hóa cơ sở hoặc qua đường bưu điện (Mẫu số 1).

2. Sau khi nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo của tổ chức, cá nhân, Cục Văn hóa cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng, gửi tóm tắt yêu cầu cần thẩm định và giấy mời họp đến các thành viên Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ít nhất 02 (hai) ngày trước ngày diễn ra phiên họp.

3. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành họp để thẩm định theo quy trình sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng trình bày tóm tắt nội dung yêu cầu cần thẩm định;

b) Các ủy viên của Hội đồng đưa ra nhận xét, đánh giá; Hội đồng thảo luận để thống nhất ý kiến nhận xét, đánh giá;

c) Thành viên Hội đồng biểu quyết; Chủ tịch Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo quyết định theo đa số về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo;

d) Ủy viên thư ký lập biên bản phiên họp;

đ) Hội đồng thông qua biên bản phiên họp, Chủ tịch và Ủy viên thư ký Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo ký vào biên bản đã được thông qua.

4. Căn cứ vào kết quả thẩm định, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ sản phẩm quảng cáo phù hợp hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.

5. Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo, Cục Văn hóa cơ sở phải gửi văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo (Mẫu số 2) cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu thẩm định.

Như vậy, quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo .

Bước 2: Cục Văn hóa cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Hội đồng, gửi tóm tắt yêu cầu cần thẩm định và giấy mời họp đến các thành viên Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo.

Bước 3: Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo tiến hành họp để thẩm định;

Bước 4: Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở có văn bản gửi tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ sản phẩm quảng cáo phù hợp hoặc không phù hợp.

Bước 5: Cục Văn hóa cơ sở phải gửi văn bản thẩm định sản phẩm quảng cáo (Mẫu số 2) cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu thẩm định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo mới năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là mấy người?

Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải là số lẻ và phải có ít nhất 05 (năm) thành viên, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng, 01 ủy viên làm thư ký và các ủy viên.

Cơ chế hoạt động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo như thế nào?

Điều 6 Thông tư 10/2013/TT- BVHTTDL quy định như sau”
– Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số.
– Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo và từng thành viên trong Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
– Phiên họp của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo có mặt ít nhất 3/4 tổng số thành viên.
– Kết quả thẩm định phải thể hiện bằng văn bản và phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thẩm định sản phẩm quảng cáo như thế nào?

Điều 8 Thông tư 10/2013/TT- BVHTTDL quy định như sau:
– Cục Văn hóa cơ sở:
+  Giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước;
+ Chủ trì Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
+ Có ý kiến tham gia trong việc khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
– Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo.
– Thanh tra Bộ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm