Mẫu đơn giải trình xin visa theo quy định năm 2023

bởi Ngọc Trinh
Mẫu đơn giải trình xin visa

Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi là một độc giả của LSX đã và đang theo dõi trang web của bên mình. Tôi thấy rất nhiều điều hữu ích từ những vấn đề pháp lý mà LSX mang lại. Có những vấn đề pháp lý từ những việc trong đời sống hàng ngày, có những việc lại là giữa những người sáng tạo các sản phẩm với nhau,… Tất cả các lĩnh vực khi được LSX giải đáp tôi đều hiểu một cách thấu đáo và kỹ càng. Hôm nay có một số vấn đề tôi muốn lên đây nhờ Luật sư tư vấn, đó là mẫu đơn giải trình xin visa. Mong Luật sư có thể giải đáp vấn đề mà tôi đang gặp vướng mắc nhanh chóng và thấu đáo. Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

LSX: Xin chào quý khách hàng của LSX. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề pháp lý này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2019

Ký hiệu của visa như thế nào?

Có rất nhiều ký hiệu trong visa. Mỗi ký hiệu sẽ cấp cho những đối tượng khác nhau. Có thể kể đến cụ thể với các đối tượng sau đây:

NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.

HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

LĐ – Cấp cho người vào lao động.

DL – Cấp cho người vào du lịch.

TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

Điều kiện để được cấp visa là gì?

Để được cấp visa, các đối tượng cần phải đảm bảo một số điều kiện của các nước sở tại. Tại Việt Nam thì những điều kiện để được cấp visa bao gồm:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

  • Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
  • Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
  • Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
  • Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
  • Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
  • Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật này. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.

Mẫu đơn giải trình xin visa
Mẫu đơn giải trình xin visa

Mẫu đơn giải trình xin visa

Thủ tục thông báo cấp thị thực quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại thông tư 04/2016/TT-BNG quy định như sau:

Hồ sơ thông báo/đề nghị cấp thị thực, gồm:

  • Văn bản hoặc công hàm thông báo/đề nghị cấp thị thực, trong đó nêu rõ: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp – hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, Mục đích nhập cảnh, thời hạn thị thực, loại thị thực và nơi nhận thị thực của người nước ngoài.
  • Trường hợp người nước ngoài là người vào thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, cần bổ sung 01 bản chụp chứng minh thư của thành viên cơ quan đại diện liên quan.
  • Trường hợp người nước ngoài là nhân viên hợp đồng làm việc tại cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, cần bổ sung 01 bản sao hợp đồng lao động hợp lệ.
  • Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, cần bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế.

Giải quyết thông báo/đề nghị cấp thị thực gồm các bước sau:

  • Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Cục Quản lý xuất nhập cảnh) và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Cục Lãnh sự có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Lễ tân Nhà nước và đơn vị liên quan trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh. Sau khi nhận đủ văn bản trả lời của Cục Lễ tân Nhà nước và đơn vị liên quan, đồng thời Cục Quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến, Cục Lãnh sự trả lời cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài. c) Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh. Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM trả lời cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài sau 02 ngày làm việc kể từ khi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh nếu cơ quan này không  có ý kiến. 
  • Thông báo của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài gồm các thông tin sau: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp – hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, Mục đích nhập cảnh, thời hạn thị thực, loại thị thực, nơi nhận thị thực của người nước ngoài, và thông tin khác (nếu cần).

Thực hiện cấp thị thực như sau:

  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này, hộ chiếu và tờ khai đề nghị cấp thị thực (theo mẫu NA1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA) của người nước ngoài.
  • Trường hợp người nước ngoài được duyệt cấp thị thực tại cửa khẩu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này thông báo cho cơ quan, tổ chức thông báo/đề nghị cấp thị thực về việc người nước ngoài được nhận thị thực tại cửa khẩu.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc áp dụng có đi có lại với phía nước ngoài về thời hạn xử lý hồ sơ cũng như thành phần hồ sơ đề nghị cấp thị thực, phù hợp với Luật Xuất nhập cảnh.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn giải trình xin visa”. Hy vọng bài viết này đã giải đáp những vấn đề thắc mắc của bạn về visa nói chung và mẫu đơn giải trình xin visa nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nội dung trong đơn giải trình có những gì?

– Hoàn cảnh gia đình.
– Tình trạng học vấn.
– Lý do.
– Mục tiêu.

Để được cấp visa người nước ngoài phải có giấy tờ gì?

– Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
– Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
– Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
– Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Khi visa hết hạn có được cấp mới không?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau: Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm