Chào luật sư, cha tôi mới qua đời do chứng tai biến mạch máu não tái phát, do trước đó ông rất khỏe mạnh và không có dấu hiệu tái phát bệnh nên không ai nghi ngờ gì, đến khi cha mất thì không kịp để lại di chúc và cũng chính vì thế nên tài sản của ông được chia theo pháp luật. Hiện nay hàng thừa kế thứ nhất của ông chỉ còn tôi và một người chị năm nay 32 tuổi. Tuy nhiên vì tôi là con riêng nên phải làm đơn xác nhận hàng thừa kế và chứng minh mình là con ruột của ông. Vậy mẫu đơn xác nhận hàng thừa kế thứ nhất hiện nay ra sao?
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Hàng thừa kế thứ nhất gồm những đối tượng nào?
Hiện nay, theo quy định nếu người để lại di sản không có di chúc thì phải chi di sản theo pháp luật trong đó để chi di sản thì cần xác định hàng thừa kế. Vậy hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật, hiện nay được quy định ra sao? Mời bạn theo dỗi qua nội dung sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Hàng thừa kế thứ nhất
Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng:
Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể tại điều 655 bộ luật dân sự 2015, như sau:
Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này vợ, chồng được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi và con nuôi:
Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.
Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu việc nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp thừa kế theo quy định pháp luật
Theo quy định thì hiện nay có hai hình thức để được hưởng thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, trong đó thì trường hợp thừa kế theo quy định pháp luật có nhiều nguyên nhân khác nhau như do người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu,… Cụ thể:
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, hàng thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng để chia thừa kế trong các trường hợp trên.
Mẫu đơn xác nhận hàng thừa kế thứ nhất chuẩn nhất
Hướng dẫn ghi mẫu đơn xác nhận hàng thừa kế thứ nhất
Mẫu đơn xác nhận hàng thừa kế thứ nhất là một trong những văn bản cần thiết để tiến hành thủ tục phân chia di sản theo pháp luật, cũng chính vì thế người có nhu cầu làm đơn phải điền chính xác từng nội dung theo mẫu. Và sau đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ghi mẫu đơn xác nhận hàng thừa kế thứ nhất một cách đơn giản năm 2023
Với những nội dung được đề cập trong đơn xác nhận quyền thừa kế đã được nêu ở trên, Quý khách hàng có thể tham khảo cách ghi thông tin như sau:
(1) Ghi ngày, tháng, năm mà Quý khách hàng lập văn bản đề nghị xác nhận quyền thừa kế;
(2) Ghi tên của cơ quan nơi khách hàng Công chứng hoặc chứng thực văn bản đề nghị xác nhận quyền thừa kế, ví dụ như Ủy ban nhân dân xã…../Phòng công chứng số …..;
(3) Ghi rõ họ tên của người viết đơn xin xác nhận quyền thừa kế, nếu trường hợp là các đồng thừa kế cùng viết đơn thì ghi Chúng tôi gồm và ghi rõ họ tên của từng đồng thừa kế;
(4) Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người viết đơn đề nghị (ngày tháng năm sinh của từng người được ghi trong đơn đề nghị);
(5) Ghi rõ địa chỉ được thể hiện trên sổ hộ khẩu, trên cơ sở dữ liệu về cư trú của người viết đơn đề nghị; đối với những trường hợp Quý khách hàng không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì có thể ghi địa chỉ đăng ký tạm trú;
(6) Ghi rõ quan hệ giữa người viết đơn xác nhận quyền thừa kế (người nhận thừa kế) với người để lại di sản thừa kế (người đã mất);
(7) Ghi rõ họ và tên của người để lại di sản thừa kế;
(8) Ghi Giấy tờ để chứng minh quan hệ giữa người viết đơn xác nhận quyền thừa kế, người thừa kế với người để lại di sản thừa kế;
(9) Ngày người để lại di sản thừa kế mất được thể hiện trên Giấy chứng tử do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác nhận hàng thừa kế thứ nhất”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý như Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thừa kế không có di chúc là một trong các dạng như đề cập trên (hoặc di chúc không hợp pháp, không phát sinh hiệu lực theo nội dung di chúc…). đồng thời, đất đai vẫn được xem là di sản và được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, việc chia thừa kế mà di sản là đất đai còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật đất đai.
Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó hoặc nơi có bất động sản là di sản.
Hiện nay thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thực chất là một giao dịch dân sự của nhiều chủ thể nên phải tuân thủ quy định về giao dịch dân sự (điều kiện có hiệu lực), nếu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ có giá trị.