Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông 2023

bởi Hữu Duy
Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông

Gây tai nạn giao thông có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Một số vụ án tai nạn giao thông có tính chất vi phạm nghiêm trọng sẽ có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, người bị hai hay người nhà có thể viết đơn xin bãi nại để giảm mức phạt cho bên vi phạm. Việc viết đơn này phải được tiến hành theo mẫu đơn có sẵn theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông có nội dung ra sao? Quy định bồi thường khi gây tai nạn giao thông như thế nào? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông là gì? Cách viết đơn xin bãi nại vụ việc tai nạn giao thông ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng quý bạn đọc sẽ có thêm được nhiều thông tin pháp lý thú vị.

Căn cứ pháp lý

Bãi nại là gì?

Bãi nại là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong Bộ luật Hình sự nhưng lại không có quy định cụ thể thế nào là bãi nại. Tuy nhiên có thể hiểu bãi nại là bãi bỏ yêu cầu khiếu nại hoặc khởi tố một vụ án, việc bãi nại do người bị hại (hoặc người đại diện của người bị hại) thực hiện thông qua Đơn bãi nại.

Trong đó, Đơn bãi nại là loại đơn của người bị hại hoặc người dại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… có nội dung về việc rút lại đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Tức, việc người bị hại (người đại diện cua bị hại) có Đơn bãi nại đồng nghĩa với việc không còn tiếp tục yêu cầu khởi tố vụ án nữa.

Trường hợp nào được áp dụng đơn bãi nại?

Như đã trình bày ở phần trước, mặc dù không được quy định trực tiếp trong Bộ luật Hình sự, tuy nhiên có thể hiểu làm đơn bãi nại là việc người bị hại có yêu cầu khởi tố làm đơn để rút yêu cầu khởi tố đó.

Tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi 2021 quy định các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại như sau:

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Theo đó, không phải vụ án nào cũng được đình chỉ khi có đơn bãi nại của người có quyền làm đơn, mà pháp luật chỉ quy định những vụ án được áp dụng thuộc các tội sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135);

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạ sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138);…

Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xet đình chỉ vụ án. Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.

Quy định bồi thường khi gây tai nạn giao thông

Việc bồi thường cho những thiệt hại nào được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự năm 2015; Tuy nhiên bộ luật không đưa ra được số tiền cụ thể để yêu cầu bồi thường bởi lẽ thiệt hại xảy ra đối với mỗi trường hợp là khác nhau nên không thể ấn định một số tiền bồi thường được. Mặc dù vậy luật cũng đưa ra các khoản thiệt hại để giúp các bên có thể thuận lợi hơn khi bồi thường, theo đó:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm,Chi phí hợp lý cho việc mai táng;Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nếu trường hợp một bên có lỗi, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không bồi thường hoặc có tranh chấp về mức bồi thường thì bên bị thiệt hại hoặc các bên hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự đến Tòa án; thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi tai nạn giao thông

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông
Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông

Định nghĩa đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

Mẫu đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông là mẫu được sử dụng phổ biến trong các vụ tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại do tai nạn giao thông có thể viết đơn bãi nại để xin miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự cho bên gây tai nạn giao thông.

Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông

Tải Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông tại đây.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn viết đơn xin bãi nại vụ việc tai nạn giao thông

– Đơn xin bãi nại trong vụ việc tai nạn giao thông cần ghi nơi viết, ngày tháng năm viết.

– Phần Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thì ghi tên cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết vụ án hình sự đó.

– Người viết đơn ghi tên, ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, chứng minh nhân/ Căn cước công dân, địa chỉ.

– Địa chỉ ghi nơi sinh sống hiện tại của họ, ghi rõ thông/làng/ bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

– Phần là bị hại trong vụ án ghi theo tên vụ án mà cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đang thụ lý; ghi đầy đủ tên bị can/bị cáo gây ra. Thông thường đó là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

– Tiếp đến, “Hiện đang bị Quý cơ quan tiến hành…” Nếu là đơn gửi Cơ quan Công an thì là “điều tra”; đơn gửi Viện Kiểm sát thì “truy tố”, đơn gửi Tòa án “xét xử” về tội danh mà các cơ quan đó đang điều tra/ truy tố/ xét xử.

– Phần cuối cùng là điền tên của bị can, bị cáo vào phần “Tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo…”.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý về thông báo giải thể công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào bị khởi tố tội vi phạm quy định về tham gia giao thông?

Khách thể: sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, tài sản, sức khoẻ của người khác
Chủ thể: Ng­ười từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan: Hành vi của người vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà phải gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, sức khỏe người khác, cụ thể là một trong những hậu quả sau:
Làm chết người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Mặt chủ quan:
Vô ý do tự tin: chủ thể vi phạm dù thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Vô ý do cẩu thả: người vi phạm không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, dù họ có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả đó.

Xử lý hành chính hành vi gây tai nạn giao thông như thế nào?

Tùy vào loại phương tiện khi gây tai nạn và từng hành vi vi phạm do đôi khi việc gây tai nạn được cấu thành từ nhiều hành vi mà mức xử phạt có thể khác nhau.
Nhìn chung, mức xử phạt dành cho từng loại hành vi vi phạm dao động:
Từ 300.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô.
Từ 100.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Từ 80.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung.
Cơ sở pháp lý: Điều 5, 6, 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Nội dung cơ bản của một đơn xin bãi nại tai nạn giao thông là gì?

Thông thường một đơn xin bãi nại tai nạn giao thông có nội dung sau đây:
– Nơi nhận đơn: cơ quan điều tra, viện kiểm sát…
– Thông tin người viết đơn: họ và tên, địa chỉ…
– Lý do viết đơn xin bãi nại
– Lời cam kết và chữ ký của người viết đơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm