Xin chào Luật sư. Tôi là Lâm Quang A, hiện tại đang sống tại Long Biên. Tôi có 2 mảnh đất nhưng không ở liền mà bị ngăn cách bởi mảnh đất của ông hàng xóm. Tôi và ông hàng xóm đã thống nhất với nhau việc hai bên đổi thửa để cho tiện việc trông nom và sử dụng. Chính vì vậy, hai bên sẽ làm văn bản xin dồn điền đổi thửa. Do vậy, tôi hiện đang rất cần một Mẫu đơn xin dồn điền đổi thửa thông dụng nhất hiện nay. Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu văn bản này để tôi dễ dàng thực hiện công việc này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Mẫu đơn xin dồn điền đổi thửa thông dụng nhất hiện nay. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Dồn điền đổi thửa là gì?
Dồn điền, đổi thửa là một chính sách được áp dụng trong đất nông nghiệp, cụ thể là việc dồn đất ruộng từ các ô/thửa nhỏ thành các thửa lớn, trên cơ sở đó giúp cho việc canh tác diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn, công tác phát triển sản xuất trở nên thống nhất và có quy mô lớn hơn.
Mẫu đơn xin dồn điền đổi thửa 2022
Thông tư 09/2021/TT-BTNMT đã ban hành kèm theo mẫu đơn 04đ/ĐK đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa. Dưới đây là Mẫu đơn xin dồn điền đổi thửa thông dụng nhất hiện nay. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống:
Điều kiện dồn điền đổi thửa là gì?
Điều kiện dồn điền đổi thửa như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 179 của Luật Đất đai 2013.
– Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 130 Luật Đất đai 2013: “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này”.
– Việc đổi đất của hai gia đình được pháp luật cho phép, tuy nhiên việc chuyển đổi quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, theo đó phải đáp ứng điều kiện:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng;
– Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Trình tự, thủ tục dồn điền đổi thửa
Về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa”, cần thực hiện theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai (Điều 78 này được hướng dẫn bởi Khoản 1.2 Điều 9 và Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT):
“Điều 78. Trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa:
1.Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2.Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
3.Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.
4.Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.
5.Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận.
6.Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
c) Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trao Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều 76 của Nghị định này.”
Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất gồm những gì?
Về hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuẩn bị các hồ sơ liệt kê bên dưới nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng tài nguyên và môi trường nơi có đất để làm thủ tục chuyển quyền sang tên đối với phần đất được chuyển đổi quyền sử dụng đất. Cụ thể các bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK (đính kèm Thông tư 24/2014/BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 18 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT);
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
- Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi;
Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện“dồn điền đổi thửa” được nộp chung cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT- BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT – BTNMT gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK (đính kèm thông tư 24/2014/BTNMT) của từng hộ gia đình, cá nhân;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng;
- Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
- Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt;
- Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có).
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về Mẫu đơn xin dồn điền đổi thửa thông dụng nhất hiện nay. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục chuyển đổi tên sổ đỏ thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Theo khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 6 Điều 78 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
– Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
– Chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp sổ đỏ cho người đã thực hiện xong “dồn điền đổi thửa” theo phương án được duyệt;
– Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao sổ đỏ cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận; viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.